ĐỐI THOẠI VỀ KHỞI NGHIỆP - John Vu


30/03/2018– Blogs of Prof. John Vu, Carnegie Mellon University – This article is translated into Vietnamese by Ngo Trung Viet with the English originals followed.
Khi dạy ở châu Á, tôi đã thấy nhiều đào tạo về “Khởi nghiệp” và “Công ti khởi nghiệp” hơn ở bất kì chỗ nào khác nhưng đã không có nhiều công ti khởi nghiệp thành công ở châu Á. Một người bạn giải thích: “Phần lớn người châu Á thích mơ mộng nhưng không mấy người có hành động. Trong văn hoá của chúng tôi, thất bại là thứ tồi tệ. Mọi người đều sợ thất bại cho nên họ không thích nhận rủi ro. Mọi người mơ là “Bill Gates” hay “Steve Jobs” nhưng rất ít người nhận rủi ro của việc bắt đầu công ti riêng của họ. Học sinh ghi danh vào lớp khởi nghiệp để cho họ có thể nói về nó nhưng ít người dám làm nó.”

Tôi ngạc nhiên: “Để thành công, nhà doanh nghiệp phải sẵn lòng nhận rủi ro và thất bại như một phần của việc học. Mọi nhà doanh nghiệp thành công đều trải nghiệm thất bại nào đó, kể cả Bill Gates và Steve Jobs. Không người nào sẽ bắt đầu cái gì đó và thành công ngay lập tức. Tôi nghĩ mọi đào tạo khởi nghiệp nên nhắc tới việc học từ thất bại.”
Ông ấy nói: “Sợ thất bại chỉ là một trong nhiều yếu tố. Yếu tố khác là người châu Á thích đọc về mọi thứ mà họ quan tâm nhưng họ đọc quá nhiều về các câu chuyện công ti khởi nghiệp cho nên họ cứ nhảy từ ý tưởng này sang ý tưởng khác. Việc thiếu hội tụ này là điểm yếu trong các nhà doanh nghiệp vì họ thường bị sao lãng bởi ý tưởng khác tốt hơn. Họ không bao giờ hội tụ vào một thứ mỗi lúc mà nhảy khắp chốn để tìm cơ hội tốt nhất, nhưng không bao giờ làm bất kì cái gì đặc biệt.”
Tôi bảo ông ấy: “Trong trường hợp đó, họ cần kỉ luật về hội tụ vào một thứ mỗi lúc. Tất nhiên, họ có thể làm cái gì đó rồi học từ kinh nghiệm dù nó thành công hay thất bại. Nhảy qua qui trình khởi nghiệp mà không có chiều hướng nào là sự đảm bảo cho thất bại.”
Ông ấy giải thích thêm: “Nhiều nhà doanh nghiệp không nghiêm túc vì họ vẫn sống cùng gia đình họ và tận hưởng sự hỗ trợ của gia đình. Vì họ không đói, họ không có động cơ để nhận rủi ro. Như Steve Jobs thường khuyên: “Cứ đói khát, cứ dại khờ.” Nhưng họ không đói khát như con hổ đi tìm con mồi, bằng không nó có thể chết đói. Với một số người trong họ, khởi nghiệp chỉ là trò chơi mà họ chơi nhưng không nghiêm chỉnh.”
Tôi cười: “Nhà doanh nghiệp mà “thoải mái” trong cuộc sống và không cảm thấy thôi thúc làm cái gì đó sẽ không bao giờ thành công. Công ti khởi nghiệp là chuyện kinh doanh nghiêm chỉnh, không phải là trò chơi để chơi khi bạn có thời gian. Nếu họ không bị thất vọng với việc làm hay cuộc sống của họ, điều động viên họ làm cái gì đó thì đó là việc phí thời gian.”
Ông ấy nói thêm: “Nhưng có những lí do khác. Thứ nhất, có việc chia sẻ giới hạn trong các nhà doanh nghiệp vì mọi người đều che giấu ý tưởng của họ hay công việc của họ. Môi trường ở đây không đủ chín muồi như ở Thung lũng Silicon khi mọi người chia sẻ thành công của họ cũng như thất bại với người khác. Khi ông nhìn vào lí do chính mà khởi nghiệp không thành công ở đây, nó không phải là về thiếu kĩ năng hay tài năng, nhưng thay vì thế là thiếu việc kèm cặp và chia sẻ giữa mọi người. Sẽ mất thời gian cho môi trường này tiến hoá và chín muồi. Có thể trong vài năm tới. Điều thứ hai là hệ thống giáo dục của chúng tôi bị tụt lại nhiều năm sau các nước khác cho nên điều học sinh học gần như là lỗi thời. Để thành công trong doanh nghiệp khởi nghiệp, họ phải có tri thức và kĩ năng trong công nghệ đang nổi lên, không trong cái gì đó cũ vài năm trước. Chẳng hạn, một số nhà doanh nghiệp đang lập kế hoạch khai trương doanh nghiệp trực tuyến hay tạo ra websites khi thế giới đang chuyển vào Trí khôn nhân tạo và tính toán lượng tử. Chúng tôi không thể thúc đẩy ngành công nghiệp khởi nghiệp và phát triển nhiều nhà doanh nghiệp hơn dựa trên hệ thống giáo dục cổ xưa như điều chúng tôi có bây giờ. Cho dù có vài nhà doanh nghiệp thông minh học các kĩ năng này từ MOOCs hay các bài học trực tuyến và làm tốt, nhưng họ là thiểu số. Để phát triển môi trường khởi nghiệp qui mô lớn mà có thể tác động tới toàn thể nền kinh tế, chúng tôi cần thay đổi hệ thống giáo dục của mình trước hết.”
Tôi bảo ông ấy: “Tôi hoàn toàn đồng ý với ông. Không có hệ thống giáo dục đúng, kinh doanh khởi nghiệp không thể được hoàn thành.”
 ___________________________________
Giáo sư John Vu, một người Mỹ gốc Việt, là một nhà khoa học nổi tiếng nước Mỹ thuộc trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới. Ông từng là Phó Chủ tịch của Boeing. Sau khi rời Boeing, GS John Vu hiện là viện trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ÐH Carnegie Mellon. Ông là dịch giả/tác giả bộ sách Hành Trình về Phương Ðông, Ðường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Ðỉnh Tuyết Sơn,… và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.
___________________________________

—English version—
A conversation about Entrepreneurship
When teaching in Asia, I saw more “Entrepreneurship” and “Startup” training than any other places but there were not many successful startups happen in Asia. A friend explained: “Most Asian like to dream but not much in action. In our culture, failure is a bad thing. Everybody is afraid of failure so they do not like to take the risk. People dream of being “Bill Gates” or “Steve Jobs” but very few would take the risk of starting their own company. Students enroll in startup class so they can talk about it but a few would dare to do it.”
I was surprised: “In order to succeed, entrepreneurs must be willing to take the risk and failure is a part of learning . All successful entrepreneurs have experienced some failures, including Bill Gates and Steve Jobs. No one would start something and succeed immediately. I think every startup training should mention about learning from failure.”
He said: “Fear of failure is only one of many factors. The other is Asian like to read about things that interested them but they read too much about startup stories so they keep jumping from one idea to another. This lack of focus is a weak point among entrepreneurs as they are often get distracted by another better idea. They never focus on one thing at a time but jumping all over the places to find the best opportunity, but never do anything in particular.”
I told him: “In that case, they need the discipline of focusing on one thing at a time. Of course, they can do something then learning from the experience whether it succeed or fail. Jumping through the startup process without any direction is a guarantee for failure.”
He explained further: “Many entrepreneurs are not serious because they still live with their family and enjoy their support. Because they are not hungry, they do not have the motivation to take the risk. As Steve Jobs often advise: “Be hungry, be foolish.” But they are not hungry like a tiger looking for a prey else, it may die of starvation. To some of them, the startup is just a game that they play but not seriously.”
I laughed: “An entrepreneur who is “comfortable” in life and does not feel the urge to do something will never succeed. The startup is a serious business, not a game to play when you have the time. If they are not frustrated with their job or their life which motivate them to do something then it is a waste of time.”
He added: “But there are other reasons. First, there is limited sharing among entrepreneurs as everybody is hiding their ideas or their work. The environment here is not matured enough as in Silicon Valley when everybody shares their success as well as a failure with others. When you look at the main reason entrepreneurship is not successful here, it is not about the lack of skills or talents, but rather the mentorship and sharing among people. It would take time for the environment to evolve and mature. Maybe in the next few years. The second thing is our education system is many years behind others so what students learn is almost obsolete. To succeed in a start-up business, they must have the knowledge and skills in emerging technology, not something a few years old. For example, some entrepreneurs are planning to launch an online business or creating websites when the world is moving to Artificial intelligence and Quantum computing. We cannot promote a startup industry and develop more entrepreneurs based on an archaic education system like what we have now. Even there are a few smart entrepreneurs who learn these new skills from MOOCs or online tutorials and doing well, but they are the minority. To develop a large scale startup environment that can impact the entire economy, we need to change our education system first.”
I told him: “I completely agree with you. Without a proper education system. Startup business cannot be accomplished.”
_______________________________

ĐỌC THÊM

Giới thiệu Vietnam Carenet TẠI ĐÂY
Tủ Sách Vietnam Carenet  TẠI ĐÂY
Các bài viết về Khởi Nghiệp  TẠI ĐÂY
Các bài viết về Lập Kế Hoạch TẠI ĐÂY
Các bài viết về Lập  Dự Án TẠI ĐÂY
Các bài viết về Quản lý Dự Án TẠI ĐÂY
Các bài viết về Kỷ Nguyên 4.0 TẠI ĐÂY
Các bài viết về Agile & Scrum TẠI ĐÂY