LÀM VIỆC TẠI GOOGLE – John Vu

06/12/2017 – Blogs of Prof. John Vu, Carnegie Mellon University – This article is translated into Vietnamese by Ngo Trung Viet with the English originals followed.
Hôm qua trong lớp Khởi nghiệp của tôi, một sinh viên hỏi: “Tại sao các công ti như Microsoft, Google, và Facebook thành công vậy? Tại sao các nước khác như Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh cũng có giáo dục tốt nhưng không thể tái tạo được các công ti khởi nghiệp Mĩ? Có cái gì đó đặc biệt về Google hay Facebook không?”

Tôi nói với lớp: “Có nhiều điều đặc biệt về công nghiệp công nghệ Mĩ mà không nước nào khác có thể tái tạo được. Nhưng trước hết chúng ta hãy bắt đầu với thành công của Google. Vài năm trước đây, Eric Schmidt, chủ tịch của Google đã tới thăm CMU, và trong buổi gặp gỡ với sinh viên, ông ấy kể một câu chuyện: “Vào buổi tối thứ sáu, Larry Page, người sáng lập ra Google nhìn thấy một trang Google với quảng cáo “được thiết kế cực xấu”. Nếu đó là ai đó khác, người này có thể giận và la hét nhân viên của mình hay ra lệnh thiết kế lại. Nhưng Larry Page đã không làm điều đó. Ông ấy in tấm quảng cáo này ra, treo chúng lên cửa văn phòng mình và viết: “QUẢNG CÁO QUÁ TỒI.” Một nhóm kĩ sư phần mềm thấy lời bình và quyết định giải quyết vấn đề này vào dịp cuối tuần. Họ thiết kế lại quảng cáo, và đến thứ hai, vấn đề này được giải quyết. Schmidt kết luận: “Đó là văn hoá của Google: Giải quyết vấn đề. Không ai bảo họ làm điều đó. Không ai trách cứ bất kì ai về công việc thiết kế xấu. Larry Page đã không ra lệnh hay nói bất kì cái gì về điều ông ấy muốn, nhưng chỉ nêu ra vấn đề. Vì những người làm việc tại Google đều là “Người giải quyết vấn đề,” tự bản thân họ quyết định giải quyết nó theo thời gian riêng của họ, trong kì nghỉ cuối tuần.”
Tôi hỏi lớp: “Bao nhiêu công ti toàn cầu có thể làm được điều đó? Bao nhiêu người lãnh đạo có thể làm được điều đó? Làm sao các em động viên mọi người tình nguyện làm mọi thứ theo cách riêng của họ, không ra lệnh? Nếu có “Công thức bí mật” cho thành công, thầy nghĩ đây dứt khoát là một công thức: “Tạo ra văn hoá duy nhất động viên mọi người.” Nếu các em nhìn vào văn hoá của Google, nó toàn là về giá trị và ý nghĩa về mục đích. Đó là lí do tại sao nhiều người tài làm việc cho Google. Họ bị hấp dẫn tới chỗ mà họ có thể gia tăng giá trị và tạo ra điều lớn lao, không phải về tiền hay danh vọng.”
Một sinh viên không đồng ý: “Nhưng Google trả nhiều tiền.” Tôi giải thích: “Phần lớn các công ti công nghệ đều trả lương cao nữa nhưng tại sao họ làm việc cho Google? Thầy biết một số công ti trả nhiều hơn nữa nhưng không thể cạnh tranh được với Google vì văn hoá duy nhất này. Nhưng đó chỉ là một câu chuyện. Eric Schmidt cũng chia sẻ với sinh viên khía cạnh khác. Ông ấy nói: “Thuê người có tài là không đủ. Công ti phải cho họ thời gian để sáng tạo ra những thứ phát kiến. Tính sáng tạo là điều cần thiết để tạo ra ý tưởng mới và trong công nghiệp công nghệ, phát kiến là mọi thứ. Có vài điều Google làm tốt. Chẳng hạn, Google thuê người nấu ăn giỏi nhất để cung cấp bữa ăn cho công nhân trong quán ăn tự phục vụ nơi công nhân có thể ăn mà không phải trả tiền. Do đó, công nhân có thể liên tục làm việc, trao đổi ý tưởng, không phải rời khỏi công ti.”
Thầy đã ở trong Google nhiều lần, và thầy có thể nói rằng quán ăn tự phục vụ là chỗ cho phép nhiều sáng tạo hơn bất kì chỗ nào khác. Thầy đã thấy nhiều nhóm người chia sẻ ý kiến, thảo luận đam mê các giải pháp, hay công nghệ mới để làm cho sản phẩm của Google tốt hơn, qua bàn ăn của họ. Công nhân được dành quãng 20% thời gian làm việc của họ để làm bất kì cái gì họ thích một cách sáng tạo. Về căn bản, công nhân được trao cho nhiều độc lập nơi họ có thể làm quyết định riêng của họ và không phải lo nghĩ về làm cái gì đó mà ông chủ của họ không thích. Trong cuộc họp hàng tuần, công nhân có thể đệ trình các câu hỏi cho những người quản lí và nói ý kiến của họ mà không sợ hãi. Larry Page, người sáng lập, nhấn mạnh rằng cách duy nhất để giữ công nhân có tài ở lại làm việc cho Google là đối xử công bằng, bình đẳng với họ khi làm quyết định cùng nhau. Tất nhiên, Google cho công nhân các thách thức và những thứ khó khăn để đạt tới mục đích của họ, nhưng đó chính xác là điều người có tài muốn. Họ không muốn làm những công việc thường lệ như người khác, nhưng muốn các công việc thách thức nơi họ có thể kiểm thử bản thân họ tới giới hạn. Đó là lí do tại sao quãng 10% ngân sách của Google dành cho các dự án thử nghiệm này, bất kể tới kết quả.
Tôi hỏi lớp: “Bao nhiêu công tin toàn cầu đang làm điều đó? Thuê người có tài là không đủ, nhưng các em phải cho phép họ làm bất kì cái gì họ làm tốt nhất: Tạo ra sản phẩm mới, phát minh ra công nghệ mới theo cách riêng của họ mà không ra lệnh. Nếu có “Công thức bí mật” cho thành công, thầy nghĩ đây cũng dứt khoát là một công thức: “Thúc đẩy tính sáng tạo trong những người của bạn.” Các em có nghĩ rằng các công ti khác có thể làm được điều đó không? Các em có nghĩ các nước khác có thể tái tạo điều đó không? Đó là lí do tại sao công nghiệp công nghệ Mĩ là duy nhất. Đó là lí do tại sao người có tài thích tới với công việc ở đây.”

___________________________________

Giáo sư John Vu, một người Mỹ gốc Việt, là một nhà khoa học nổi tiếng nước Mỹ thuộc trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới. Ông từng là Phó Chủ tịch của Boeing. Sau khi rời Boeing, GS John Vu hiện là viện trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ÐH Carnegie Mellon. Ông là dịch giả/tác giả bộ sách Hành Trình về Phương Ðông, Ðường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Ðỉnh Tuyết Sơn,… và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.
___________________________________


—English version—

Working at Google
Yesterday in my Entrepreneurship class, a student asked: “Why companies like Microsoft, Google, and Facebook are so successful? Why other countries such as France, Germany, Japan, England that also have a good education but could not replicate the U.S. startups? Is there something special about Google or Facebook?
I told the class: “There are many special things about the U.S. technology industry that no other country could replicate. But let us start with Google’s success first. A few years ago, Eric Schmidt, the president of Google visited CMU, and during the meeting with students, he told a story: “On a Fridayevening, Larry Page, the founder of Google saw a Google page with really “ugly designed” ads. If it was somebody else, the person may be angry and yelled at his people or order a redesign. But Larry Page did not do that. He printed out these ads, posted them on his office door and wrote: “THESE ADS SUCK.” A group of software engineers saw the note and decided to solve the problem over the weekend. They redesigned the ads, and by Monday, the problem was resolved. Schmidt concluded: “That is the culture of Google: Solving problem. No one tells them to do it. No one blames anyone for badly designed work. Larry Page did not order anything or saying what he wanted, but just pointed out a problem. Because people who work at Google were “Problem solvers,” they decided to solve it by themselves on their own time, during the weekend.”
I asked the class: “How many global companies can do that? How many leaders can do that? How do you motivate people to volunteer doing things on their own, without giving orders? If there is a “Secret formula” for success, I think this is a definitely one: “Creare a unique culture that motivates people.” If you look at Google’s culture, it is all about values and a sense of purpose. That is why many talented people want to work for Google. They are attracted to a place where they can add value and create great things, not about money or fame.”
A student disagreed: “But Google does pay a lot of money.” I explained: “Most technology companies pay high salary too but why work for Google? I know some companies pay much more but could not compete with Google because of the unique culture. But that is only one story. Eric Schmidt also shares with the students another aspect. He said: “Hiring talented people is not enough. The company must give them time to create innovated things. Creativity is what is necessary to produce new ideas and in the technology industry, innovation is everything. There are few things Google does well. For example, Google hires the best cooks to provide meals to workers in the cafeteria where workers can eat without pay. Therefore, workers can continue to work, exchange ideas, without having to leave the company.”
I have been in Google many times, and I can say that the Cafeteria is the place that allows more creativity than any others. I have seen many groups of people share ideas, passionately discuss solutions, or new technologies to make Google products better, over their meal tables. Workers are given about 20% of their working time to do whatever they like creatively. Basically, workers are given a lot of independence where they can make their own decisions and do not have to worry about doing something that their boss does not like. During weekly meeting, workers can submit questions to managers and speak their mind openly without being afraid. Larry Page, the founder, insists that the only way to keep talented workers to stay and work for Google is to treat them fairly, equally when making decisions together. Of course, Google gives workers challenges and difficult things to do to reach their goals, but it is precisely what talented people want. They do not want to work routine jobs like others, but want challenging works where they can test themselves to the limit. That is why about 10% of Google budget goes to these experimental projects, regardless the outcomes.

I asked the class: “How many global companies are doing that? Hiring talented people is not enough, but you must allow them to do whatever they do best: Creating new products, inventing new technologies on their own without giving orders. If there is a “Secret formula” for success, I think this is also a definitely one: “Foster creativity in your own people.” Do you think other companies could do that? Do you think other countries could replicate that? That is why the U.S. technology industry is unique. That is why talented people like to come to the work here.”
___________________________________
VIETNAM CARENET
THIẾT LẬP VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI NGUYÊN CỦA CÁ NHÂN/DOANH NGHIỆP TRONG KỶ NGUYÊN 4.0

LIÊN KẾT CỘNG ĐỒNG

ĐỌC THÊM

Giới thiệu Vietnam Carenet TẠI ĐÂY
Tủ Sách Vietnam Carenet  TẠI ĐÂY
Các bài viết về Khởi Nghiệp  TẠI ĐÂY
Các bài viết về Lập Kế Hoạch TẠI ĐÂY
Các bài viết về Lập  Dự Án TẠI ĐÂY
Các bài viết về Quản lý Dự Án TẠI ĐÂY
Các bài viết về Kỷ Nguyên 4.0 TẠI ĐÂY