GIÁ CẢ VÀ GIÁ TRỊ TRONG CÁC CƠ SỚ Y TẾ - Phùng Thắm

Người viết: Bs Phùng Thị Hồng Thắm (MBA)
Ngày viết: 29/03/2017 (Updated 29/03/2018)
Tại các cơ sở y tế, bảng giá, doanh thu không phải chỉ để thu mà quan trọng hơn là tối ưu được lợi ích của người thụ hưởng và các bên tham gia, bài toán trong đó, có nhiều yếu tố:
1.            Tổng chi phí
Kế toán của cơ sở y tế thường dựa chủ yếu vào mục này để báo cáo, dù là quan trọng nhất cũng chỉ tại một thời điểm hay thời khoản, thu chi của một cơ sở y tế là vấn đề chiến lược, và cần nhiều yếu tố hơn để quyết định.
2.            Số lượng bệnh nhân
Số người sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh và thị phần của cơ sở y tế trên một địa bàn đối với khám chữa bệnh đa khoa hoặc trong một phân khúc đối với khám chữa bệnh chuyên khoa sâu.
3.            Sức chi trả của người dân
Thu nhập bình quân và mức chi cho y tế của người dân trên địa bàn hoạt động hoặc đối tượng mục tiêu trong phân khúc chuyên sâu.
4.            Danh mục chuyên môn kỹ thuật và nhu cầu cho mỗi loại dịch vụ kỹ thuật.
Số lượt dịch vụ kỹ thuật/bệnh nhân trong từng nhóm bệnh chuyên khoa. 
Mô hình bệnh tật của địa phương, quốc gia và đặc thù của các bệnh chuyên khoa sâu.
5.            Lợi ích của bệnh nhân và cộng đồng
Chi phí đó bao hàm cả quản trị chất lượng và an toàn người bệnh, quản lý thông tin bệnh nhân, dịch vụ khách hàng, chăm sóc sau khi khám, xây dựng và phát triển mối quan hệ chăm sóc sức khỏe lâu dài với khách hàng và cộng đồng.
6.            Lợi ích của đội ngũ
Lương dù được xếp vào cho phí nhưng đây là quyền lợi của đội ngũ, lương trong dịch vụ khám chữa bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong bảng chi phí.
7.            Lợi ích của nhà đầu tư
Trong khi các sản phẩm đều có một vòng đời, thì mô hình bệnh tật dù có thay đổi nhưng rất ít, đây là một trong những khác biệt làm nên lợi ích bền vững và ngày càng gia tăng lợi ích của nhà đầu tư nếu cơ sở y tế được vận hành thành công. Nhà đầu tư cần có đủ vốn lưu động để duy trì hoạt động trong giai đoạn đầu, không nên tăng thu, tận thu để bù chi trong giai đoạn thiết lập mối quan hệ với cộng đồng. Đối với phòng khám đa khoa là 1 – 3 năm đầu thử thách để vượt qua, đối với bệnh viện là 5 – 7 năm là giai đoạn để vượt qua. Sau giai đoạn thử thách này, lợi ích của nhà đầu tư sẽ gia tăng về tài chính, thương hiệu và nhiều lợi ích vô hình khác. Một điều lưu ý, chi phí cao và sự tận thu là bài toán là bài toán không có lối ra, đặc biệt trong lĩnh vực khám chữa bệnh.
8.            Bảng giá, doanh thu là tầm nhìn và là sự linh hoạt theo thực tế.
Kế toán tổng hợp là sự ghi nhận và báo cáo, kế toán quản trị sẽ giúp phân tích chi phí, người quản lý tài chính phải phân tích và được các số liệu của chi phí, doanh thu, mô hình bệnh tật của cơ sở, mức đầu tư, giá cả thị trường, các chu kỳ hoạt động, biến động của tiền tệ và lãi suất để dự báo các chỉ số tài chính, trong đó xây dựng được một mức giá đúng nhất, linh hoạt từng thời điểm.


9.            Xây dựng thương hiệu để làm giá cao?
Thương hiệu mạnh không đồng nghĩa với giá sản phẩm dịch vụ phải cao. Triết lý làm thương hiệu để tăng giá có đúng không? Khi chất lượng toàn cầu đang xóa dần khoảng cách giữa các nước do toàn cầu hóa, sự khác biệt chất lượng ngày càng thu hẹp và trong bối cảnh của nền công nghiệp 4.0, giá sẽ có xu hướng giảm.
10.       Sau cùng, một cơ sở y tế phát triển hay không, hoạt động đó có mang lại lợi ích bền vững hay không? Mức giá của một cơ sở y tế không phải chỉ là giá (Price) mà chính là giá trị (Value) cho tất cả các bên tham gia, trọng tâm vẫn chính là giá trị cho khách hàng.

29/03/2017 (Updated 29/03/2018)
Bs Phùng Thị Hồng Thắm
Vietnam Carenet - Focusing on Private Healthcare Sector
___________________________

ĐỌC THÊM

Tủ Sách Vietnam Carenet  TẠI ĐÂY
Các bài viết về Khởi Nghiệp  TẠI ĐÂY
Các bài viết về Lập Kế Hoạch TẠI ĐÂY
Các bài viết về Lập  Dự Án TẠI ĐÂY
Các bài viết về Quản lý Dự Án TẠI ĐÂY

Các bài viết về Kỷ Nguyên 4.0 TẠI ĐÂY