ĐIỀU GÌ THU HÚT QUỸ ĐẦU TƯ TƯ NHÂN ĐỂ TẬN DỤNG THỊ TRƯỜNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI VIỆT NAM - DR M Zakirul KARIM

Published on April 13, 2017

What’s attracting Private Equity (PE) fund to capitalize Vietnam’s Healthcare market!

DR M Zakirul KARIM – Cố vấn cấp cao Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc

Bản dịch Tiếng Việt của Bs Phùng Thị Hồng Thắm – Vietnam Carenet



Hướng dẫn độc giả: Bài viết này về các kịch bản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.  Thông tin được thu thập từ Google. Nếu độc giả  không thích chủ đề đặc biệt này, xin vui lòng không đọc


Mặc dù có vài thách thức cơ bản, chính phủ và các chuyên gia quốc tế vẫn có cái nhìn tích cực về kinh tế Việt Nam 2017, trông đợi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ tăng cao hơn. Chính phủ đã trình một bản dự thảo về phát triển kinh tế năm 2017 lên quốc hội, với mục tiêu tăng trưởng là 6.7% cao hơn năm trước ( 6.3 – 6.5%). Theo Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư (MPI), nơi đưa ra mục tiêu tăng trưởng, phục hồi sản xuất nội địa, tăng đầu từ trực tiếp từ nước ngoài sẽ  là những yếu tố thúc đẩy mạnh cho tăng trưởng cao hơn trong năm tới (2017). Một số chuyên gia cao cấp quốc tế đồng ý với quan điểm của MPI. Raymond Mallon, một cố vấn kinh tế đến từ chương trình cải cách kinh tế Việt Nam – Úc , nói rằng “ mục tiêu tăng trưởng 6.7% năm 2017 là có thể đạt được, nhưng không có gì chắc chắn. Dựa trên mặt tích cực, vài sự phục hồi hơn nữa trong tăng trưởng nông nghiệp là có thể, có một tiềm năng tăng trưởng nhanh trong nhu cầu nội địa tăng, và độ mạnh bền vững của dòng chảy FDI”. Marlène Rump, chuyên gia kinh tế tại các nền kinh tế tập trung dựa vào Tây Ban Nha, nơi đưa ra các dự báo kinh tế từ nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới, nói rằng “kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6.5% trong năm tới, do những thách thức quốc gia còn phải đối mặt, nhưng dự báo của chúng tôi nêu rõ sự tăng tốc. Năm 2017, chúng tôi thấy, tăng sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, cả hai sẽ tạo ra tăng trưởng ấn tượng. Xuất khẩu sẽ tăng trưởng mạnh nhờ vào FDI trong các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu và một số tăng trưởng của hiệp ước thương mại với các nền kinh tế công nghiệp hóa” Marlène Rump nói.
Mặc dù vậy, Eric Sidgwick, Giám đốc Ngân hàng Phát Triển Châu Á tại Việt Nam đã nói rằng, Việt Nam khó đạt được tăng trưởng ở mức 6.7% trong năm tới, nhưng tỉ lệ này chỉ có thể là 6.3%. “ Việc quan trọng nhất đối với Việt Nam là tăng trưởng phẩm chất cao, không phải là con số tăng trưởng”, Sidgwick nói. “ Một cách lý tưởng, Việt Nam nên có sự tăng trưởng phẩm chất cao, điều này có thể được đảm bảo trong một thời gian dài”. Tuần qua, HSBC đưa ra dự báo rằng Việt Nam có thể tăng trưởng 6.2% năm 2016, và 6.5% năm 2017, tring khi điều được chờ đợi  là nền kinh tế sẽ vượt lên trong thời gian ngắn. “Việc làm có độ tăng tốc nhanh nhất trong 5 năm qua. Đây, một thực tế, các công ty đang cố gắng xây các kho hàng, cho thấy rằng sản xuất còn lạc quan,” Frederic Neumann, chuyên gia kinh tế HSBC đã nói. Điều được chờ đợi là đăng ký FDI và phân bổ FDI vào Việt Nam trong năm này sẽ đạt 24 tỷ USD và 15tỷ USD, một cách tương đối, những con số này cao hơn năm qua tương ứng là 22.76 tỷ và 14.5 tỷ. “Với những nhà máy mới bắt đầu hoạt động trong năm nay, chúng ta hy vọng FDI làm tăng thêm xuất khẩu. Việt Nam cò sức cạnh tranh cao, đặc biệt trong ngành may mặc và lắp ráp điện tử, và nên tăng trưởng thị phần toàn cầu lớn hơn, ngay lúc này khi thương mại thế giới còn đơn giản,” Neumann nói

Các chuyên gia cũng lưu ý rằng để đạt được mức tăng trưởng cao hơn trong năm tới, Việt Nam phải chỉ ra và thách thức cơ bản. Kinh doanh thành công trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tiếp tục phụ thuộc một phần vào việc tiếp cận của cá nhân đối với những người, người ra quyết định giao đất, cấp phép hoặc hợp đồng,” Mallon nói, tăng trưởng mạnh hơn bao hàm hơn một cách bền vững đòi hỏi cải cách pháp luật hơn nữa để đảm bảo mỗi người, bất kể vị thế xã hội, có sự tiếp cận công bằng hơn đối với những cơ hội kinh tế. Trong khi đó, theo Rump of FocusEconomics, không hiệu quả vì nợ nần, những doanh nghiệp nhà nước và các quỹ chính phủ cấp hạn chế có thể cản trở sản xuất. “Nợ công đang nguy cơ chạm trần năm 2017, chiếm 65% GDP được Quốc Hội đưa ra. Nợ chính phủ cao sẽ dẫn đến tình trạng tín dụng xấu và khan hiếm FDI. Chính phủ cần thực hiện thắt chặt chi tiêu, tiến hành cải cách để trong sạch hơn, vị thế tài chính bền vững hơn,” Bà ấy nói. Hơn nữa, theo Rump, cái nhìn về kinh tế Việt Nam cũng phụ thuộc vào đà phát triển kinh tế của Trung Quốc. “Chúng ta thất trước nền kinh tế của Trung Quốc đang suy giảm vào năm 2017, hiện trạng đó sẽ chuyển dịch sang nhu cầu bên ngoài thấp hơn đối với hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. Tiếp tục đa phương hóa các đối tác thương mại sẽ làm giảm căng thẳng do sự phụ thuộc này.”


Lĩnh vực y tế như thế nào?
Trước tiên, chúng ta nói về thị trường thiết bị y tế tại Việt Nam:
Tăng trưởng kinh tế và thay đổi nhân khẩu họcđang định hướng nhu cầu cho những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, không chỉ tại 2 trung tâm kinh tế truyền thống là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mà còn ghi nhận ở các thành phố cấp 2 và cũng như các tỉnh. Sự tăng trưởng nhanh trong nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại các thành phố cấp 2 và c1c tỉnh chắc chắn dẫn đến sự phát triển của hệ thống y tế. Đối với công lập, bệnh viện tuyến tỉnh được cấp ngân sách bởi chính quyền trung ương và chính quyền tỉnh, đang trải qua nâng cấp cơ sở hạ tầng, bao gồm mở rộng các khoa mới để điều trị chuyên sâu.Việt Nam có một thị trường chăm sóc sức khỏe và trang thiết bị y khoa lớn tiềm năng. Nhận thấy như là một ưu tiên phát triển của quốc gia, lĩnh vực y tế công đã nhận phân bổ  ngân sách của chính phủ gia tăng cũng như đầu tư từ lĩnh vực tư nhân. Các chuyên gia tiên đoán  quy mô thị trường khoảng 256 triệu USD năm 2014. Tăng trưởng thị trường xấp xỉ 12% trong suốt từ 2009 – 2011, nhưng hiện tại khoảng 5 – 6%. Hiện tại, lĩnh vực y tế Việt Nam đang đối diện với những thách thức như sau:
Hầu như các bệnh viện được xây dựng đã lâu và luôn bị quá tải. Các bệnh viện trong các thành phố lớn như : PT.HCM và Hà Nội hâu như không đủ để phục vụ cho bệnh nhân tại thành phố và các tỉnh. Nhiều thiết bị y khoa trong các bệnh viện công bị quá hạn sử dụng cần phải thay thế. Nhiều bệnh viện không đủ thiết bị cho phòng mổ phẫu thuật và đơn vị chăm sóc đặc biệt.
Các bệnh viện công chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước để nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị và dịch vụ. Ngân sách tổng thể cho lĩnh vực y tế đã tăng lên, nhưng còn thấp so với nhu cầu của quốc gia
Các bệnh viện thường  thiếu đội ngũ y khoa có chất lượng . Bác sĩ và điều dưỡng làm việc trong tình trạng căng thẳng và lương tương đối thấp.  Do trong nước dịch vụ chất lượng kém, nên khoảng 30 ngàn người Việt Nam ra nước ngoài để kiểm tra sức khỏe và điều trị, chi trả hơn 1 tỷ đô la một năm, điều đó cho thấy, người tiêu dùng trong nước chán nản và tìm kiếm dịch vụ chất lượng cao hơn, chi trả bằng tiền túi của họ.

Tiếp cận ngành công nghiệp thiết bị y khoa: chính phủ Việt Nam khuyến khích nhập khẩu trang thiết bị y khoa bởi vì sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu của hệ thống y tế. Thiết bị y khoa được nhập khẩu chịu thuế nhập khẩu thấp và không có giới hạn quota. Tuy nhiên, những thiết bị y khoa phụ thuộc vào quy định và cấp phép của Bộ y tế. Theo quy định, chỉ có những công ty có pháp nhân đăng ký ở Việt Nam và có một giấy phép nhập khẩu mới đủ điều kiện để phân phối thiết bị y khoa ở Việt Nam. Để thỏa mãn yêu cầu này, các nhà cung cấp nước ngoài thường bá sản phẩm thông qua các nhà phân phối trong nước. Những văn phòng đại diện tốt phụ vụ cập nhật  ngay cho mạng lưới tiếp thị và những kiến thức chuyên sâu về những quy định có liên quan. Bộ y tế ra quyết định hướng dẫn trong mua sắm thiết bị y khoa cho toàn hệ thống y tế Việt Nam. Tại Bộ y tế, Vụ Trang thiết bị Y khoa và Công trình Y tế  phụ trách về thiết bị y khoa.  Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện một số chức năng theo quy định đối với các thiệt bị y khoa được sản xuất trong nước.


Cấp phép nhập khẩu:quy trình đăngcho thiết bị y khoa được sản xuất trong nước là khó hơn so với thiết bị được nhập khẩu. Những thiết bị nhập khẩu không yêu cầu phải đăng ký. Thay vào đó, giấy phép nhập khẩu sản phẩm đặc biệt được áp dụng. Tháng 6 năm 2011, Bộ y tế ban hành Thông tư 24 để cập nhật hướng dẫn đối với nhập khẩu thiết bị y tế vào Việt Nam. Các công ty xuất khẩu của Hoa Kỳ nên biết điều 5, điều này yêu cầu một Certificate of Free Sale (Chứng nhận Bán Hàng Tự Do?), được sao chép và chứng nhận bởi đại sứ quán Việt Nam tại các quốc gia sản xuất. Hấu như việc nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng và tân trang được kiểm soát chặt chẽ của Bộ  y tế. Quyết định 2019/1997/QD-BKHCNMT, ngày 01/ 12/1997 quy định Bộ Khoa học và Công nghệ phải xem xét và chứng nhận các thiết bị y khoa nhập khẩu đã qua sử dụng. Bợi những hạn chế này, các công ty trong nước thường không sẵn sàng để giải quyết cho các nhà cung cấp nước ngoài về các thiết bị đã qu sử dụng và tân trang. Về mặt thực tế, Bộ y tế chỉ  chấp nhận những trang thiết bị đã qua sử dụng với mục đích cho tặng. Mặc dù vậy, các quy định vẫn còn lỏng lẻo. Nhiều tập đoàn có thể nhập hẩu các máy móc đã qua sử dụng và tân trang để kiếm lợi  nhuận. Hội Y học Việt Nam đã báo cáo, ngoại trừ các bệnh viện trung ương, nhiều trung tâm y tế đã đang sử dụng các thiết bị y khoa quá hạn để khám và điều trị bệnh. Do đó, một nền tảng pháp lý, được thấy như mong muốn để kiểm soát chặt chẽ trang thiết thiết bị y tế và quy định trách nhiệm của các bên liên quan. Gần đây Bộ y tế đã trình dự thảo Nghị định về nhập khẩu lên Văn phòng Chính phủ. Nghị định này được chờ đợi có hiệu lực vào năm 2015, nhằm thắt chặt kiểm tra và giám sát những thiết bị y khoa được nhập khẩu vào Việt Nam. Tất cả các thiết bị y khoa nhập khẩu vào Việt Nam phải là thiết bị mới, các nhà nhập khẩu cần có một giấy phép hoạt động trong lĩnh vực này. Bộ y tế cũng thành lập một trung tâm phụ trách giám sát thiết bị y khoa được sản xuất ở nước ngoài trước khi được nhập vào Việt Nam.


Các triển vọng tốt nhất của lĩnh vực chuyên sâu:

Hệ thống y tế Việt Nam hiện tại có khoảng  1,062  bệnh viện công, 100 bệnh viện tư va 15 bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài với tổng cộng giường bệnh 145,000. Có hơn 200 bệnh viện mới đang trong giai đoạn của quá trình hoạch định, hơn một nữa các dự án  này là ở Miền Nam. Những cơ hội tốt  nhất đối với thiết bị y khoa tại Việt Nam là các thiết bị giúp chống lại ung thư gan, tiểu đường, chỉnh hình và bệnh tim mạch. Những lĩnh vực khác tăng trưởng mạnh như: phòng mổ, thiết bị cấp cứu, thiết bị vô trùng, thiết bị theo dõi bệnh nhân và các thiết bị chẩn đoán hình ảnh như: CT scanners, máy siêu âm màu, MRI và  X-ray. Hơn 95% thị phần là các hàng hóa được sản xuất ở nước ngoài. Nguồn chính từ Mỹ, Đức và Nhật. Ngoài ra, Đài Loan, Ý, Pháp, Hàn Quốc cũng chiếm thị phần đáng kể. Sản xuất trong nước rất hạn chế về mặt giá trị, nhưng về các mức độ khối lượng cho thấy có nền tảng để phát triển chuỗi giá trị. Hiện nay, có 50 công ty trong nước sản xuất  được khoảng 600 sản phẩm được Bộ y tế cấp phép chính thức. Các công ty hướng đến sản xuất các sản phẩm như: giường bệnh, dao mổ, tủ, kéo và dụng cụ dùng một lần. Các công ty cũng có xu hướng cung cấp các dịch vụ có giới hạn hoặc không bảo hành hoặc các dịch vụ hậu mãi, đặc biệt trong các khu vực riêng lẻ.



Cơ hội không bị hạn chế:

Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn một kế hoạch quốc gia để phát triển mạng lưới y tế đến năm 2020. Kế hoạch này bao phủ cả lĩnh vực y tế công cộng/y học dự phòng và hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, cũng như sản xuất và cung ứng thuốc. Theo kế hoạch này, đến năm 2020, 25 giường bệnh, 8 bác sĩ, 2 dược sĩ/10 ngàn dân. Có 4 nhóm chính mua sắm thiết bị y khoa. Lớn nhất là các bệnh viện được quỹ của chính phủ, chiếm 70% thị phần. Bệnh viện/phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài là những nơi mua sắm lớn, tuy nhiên những cơ sở y tế này thường mua sắm từ quốc gia tài trợ của họ. Bệnh viện tư nhân trong nước sẽ thể hiện sự tăng trưởng mạnh nhất, trong khi các viện nghiêm cứu và giáo dục cũng có một vài  nhu cầu mua sắm. Một số viện nghiên cứu và đào tạo y khoa cũng mở ra để  thử nghiệm các hệ thống và phương pháp mới, sáng tạo. Nhóm sau cùng này cho thấy một cơ hội chiến lược tuyệt vời để phát triển mối quan hệ đối tác, đã giúp cho khát vọng của họ khám phát những kỹ thuật mới. Phần lớn những quỹ công được phân bổ để nâng cấp các bệnh viện tỉnh, xây dựng bệnh viện lớn cấp trung ương và nâng cấp các dự án được phê  duyệt của trung ương: https://www.export.gov/article?id=Vietnam-Healthcare


Đầu tư tư nhân được kêu gọi để cải thiện lĩnh vực y tế Việt Nam: Việt Nam hầu như là một quốc gia không được biết nhiều trong giới kinh doanh thế giới khi so sánh với các quốc gia láng giếng như: Singapore, Indonesia, Thailand and China. Một trong những lý do kêu gọi như thế là vì thị trường y tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng cấp số nhân, thu hút quỹ lớn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào cơ sở y tế và dịch vụ. Với dân số hơn 90 triệu, Việt Nam là một trong những thị trường lớn nhất trong các nước Đông Nam Á về cả dân số và quy mô, đang tăng trưởng liên tục trong tầm quan trọng. Việt Nam đang chào đón sự thay đổi. Với hơn 40% dân số dưới 24 tuổi, Việt Nam có một lực lượng dân số trẻ đáng kể họ được tiếp cận hơn với thực hành và các giá trị từ văn hóa phương tây. Những người trẻ đang lao động bằng sức trẻ với thu nhập bình quân cao hơn bất kỳ kỷ nguyên nào khác của quốc gia. Gần đây, một phái đoàn của Mỹ, bao gồm 40 đại diện từ các bệnh viện, công ty dược phẩm, công ty thiết bị y khoa, viện nghiên cứu, viện đào tạo y khoa hàng đầu của Mỹ đã đến đề xuất với các cán bộ lãnh đạo TP.HCM, cũng như bệnh viện 175 để kết nối và phát triển lĩnh vực y tế tư nhân dưới chính sách xã hội hóa y tế TP.HCM đến năm 2020. Theo chủ tịch và nhà sáng lập của công ty mạng lưới dịch y tế toàn cầu, họ muốn đầu tư vào lĩnh vực y khoa ở Việt Nam. Nếu như vậy, có thêm đầu tư vào cơ sở hạ tầng và trang thiết bị trong mô hình hợp tác công – tư, những nhà đầu tư cũng cần đầu tư vào huấn luyện cán bộ quản lý và mô hình quản lý bệnh viện để vận hành hiệu quả hơn. Theo Trưởng Ban Sức Khỏe TP.HCM, thành phố đang có nhiều dự án lớn đang cần sự hợp tác của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài như: Phức         hợp Y tế Tân Kiên, huyện Bình Chánh, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, Bệnh viện Tai mũi họng chi nhánh 2, Bệnh viện Truyền máu và Huyết học, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch chi nhánh 2. Một điều đáng ghi nhận là sau nhiều thất bại của các nhà đầu tư trong nước vào xây dựng bệnh viện tư, từ 2014 cho đến nay, đặc biệt trong những tháng đầu năm 2016, đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu vực này.


Chính phủ Việt Nam đang tiến hành lộ trình xã hội hóa trong lĩnh vực y tế. Thật vậy, tổng chi tiêu y tế của 93 triệu người Việt Nam bây giờ chiếm 5.8% GDP, cao nhất Đông Nam Á, điều này được ví như là thỏi nam châm đối với các nhà đầu tư trong thị trường này. Năm 2016, nhiều nhà đầu tư nước ngoài như: Bumrungrad Hospital Corporation (Thailand) and Lippo Group (Indonesia) … đã bày tỏ mối quan tâm của họ để phát triển chuỗi bệnh viện ở Việt Nam. Đây là thời điểm tốt để đầu tư vào lĩnh vực y tế Việt Nam. Đây là thời điểm tốt để đầu tư vào lĩnh vực y tế Việt Nam. Trong cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo chính phủ Việt nam, Temasek Corporation (Singapore) đã nói rằng trong thời gian tới, tập đoàn này mong muốn xúc tiến các hoạt động đầu tư ở Việt Nam, trong đó, họ chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực y tế bằng việc xây dựng các bệnh viện tư nhân. Sớm hơn, tháng 1/2014, Shangrila Corporation of Malaysia đã đầu tư để xây dựng bệnh viện Thành Đô ở quận Bình Tân, TP.HCM. Bệnh  viện này có 320 giường bệnh, 21 phòng khám và chuyên khoa cận lâm sàng như: sản phụ khoa, nhi khoa, ngoại khoa, tim mạch, tai mũi họng, mắt, niệu khoa, ung thư, gan mật, tiêu hóa, …Cho đến tháng 6/2015, bệnh viện đã thông báo và đổi tên và logo thành Bệnh viện Quốc Tế Thành Phố (CIH). Đầu năm 2016, các nhà đầu tư trong lĩnh vực y tế tiếp tục ngạc nhiên khi Qũy Đầu tư VOF (được quản lý bởi  VinaCapital) chiếm giữ 75% cổ phần của Bệnh viện Quốc tế Thái Hòa ở tỉnh Đồng Tháp. Số tiền mà VOF đầu tư vào đây là khoảng 10 triệu đô la. Theo VOF, trong thời gian tới quỹ sẽ tiếp tục tìm kiếm những cơ hội đầu tư vào lĩnh vực y tế, bao gồm các cơ hội đầu tư tại các bệnh viện công cổ phần hóa, nếu họ cảm thấy đủ hấp dẫn. Một công ty đầu tư nhỏ, vốn của Quadria đang thâm nhập vào TP.HCM, Việt Nam.


Canada's Trip EYE gần đây cũng cam kết xây dựng một bệnh viện ở khu công nhiệp Dai An, trung tâm tỉnh Hải Dương. Clermont Group cũng sẵn sàng sở hữu cổ phần lớn của Tập Đoàn Hoàn Mỹ. Tập Đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ là một mạng lưới chăm sóc sức khỏe tư nhân hàng dầu và lớn nhất Việt Nam. Mạng lưới chắm sóc sóc khỏe tích hợp của tập đoàn bao gồm 1,589  giường bệnh đang vận hành, thu dung hơn 2,677 giường bệnh trong 9 bệnh viện và 3 phòng khám. Gi ống như công ty quản lý chăm sóc sức khỏe khác của Singapore, Thomson Medical Centre Limited đã ký thỏa thuận quản lý bệnh viện với Công ty cổ phần Bệnh viện Sản Nhi Quốc tế Hạnh Phúc để quản lý Bệnh viện Hạnh Phúc 258 giường chuyên sâu về thai sản và chăm sóc trẻ em, bệnh viện ở phía nam tỉnh Bình Dương. Singapore bây giờ là một đối tác kinh tế của Việt Nam với hơn 1,6000 dự án có hiệu quả trị giá gần 38 tỷ đô la. Hơn nữa, 7 khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIPS) đã được thành lập ở Việt Nam, bao gồm  VSIP I và II Binh Duong (thành lập 1996 và 2005), VISIP Bac Ninh (2007), VSIP Hai Phong (2010), VSIP Quang Ngai (2013), VSIP Hai Duong (2015), VSIP Nghe An (2015). VSIP cũng đã thu hút hơn 630 tập đoàn từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn hơn 9 tỷ đô la, tạo việc làm cho 174,000 công nhân Việt Nam và đạt đến giá trị xuất khẩu 32 tỷ đô la.


Với sự gia tăng tầng lớp tiêu dùng đe dọa quá tải dịch vụ y tế trên toàn quốc, đầu tư y tế Việt Nam cho thấy khuyến khích cơ hội đầu tư trong lĩnh vực trước đây thắt chặt đối với đầu tư nước ngoài. Đối với những đầu tư đáng kể trong phương diện này, một sự hiểu biết rõ ràng về nơi nào ưu tiên được giới thiệu và bằng cách nào để gõ cửa họ còn là phần không thể thiếu trong những hoạt động thành công đang  thiết lập trên toàn quốc. Tuy vậy, tiến trình này, những thử thách còn liên quan đến mức độ của những dịch vụ và sự cung cấp sẵn có trong chăm sóc chất lượng cao đến tầng lớp giàu có đang tăng lên. Trọng tâm của những thách thức ở Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển nhanh. Không chỉ có tăng trưởng và gắn kết đầu tư làm bùng nổ di dân vào trung tâm các thành phố, điều đó cũng dẫn đến lạm phát và tăng mức chịu đựng của tầng lớp bình dân trả chi phí cho  các dịch vụ y tế hiện có. Mặc dù nhu cầu về mức độ chăm sóc đã thấy tại các nước phát triển chưa thể hiện ở Việt Nam, dự phòng các vấn đề sức khỏe như sốt rét, lao, tình trạng tim mạch và hô hấp, đã tạo ra sự căng thẳng mạnh và ngày càng càng tăng trong các cơ sở y tế hiện có.



Vấn đề thuê ngoài trong y tế  đã thể hiện giải pháp ngắn hạn để đối phó  sự thiếu hụt. Các dự báo hiện tại cho cho thấy gần 40 ngàn người Việt Nam ra nước ngoài để điều trị bệnh, tạo ra doanh thu hơn 1 tỷ đô la. Đứng đầu các điểm đến bao gồm: Singapore, Malaysia, và  Thailand tùy thuộc vào mức độ chăm sóc mà bệnh nhân có thể chi trả. Để hỗ trợ tiến trình này, nhiều cơ sở y khoa trong vùng đã thực hiện đặt các văn phòng đại diện cũng như phương tiện vận chuyển bệnh nhân của họ. Mặc dù dịch vụ thuê ngoài trong y khoa vẫn có lãi trong giai đoạn hiện nay, và đã tạo ra một giải pháp ngắn hạn đối với tầng lớp trung lưu, nhưng điều đó chỉ bổ sung phần nào cho những khiếm khuyết của hệ thống y tế hiện tại và lâu dài. Sau cùng, vòng đời và khả năng tồn tại của mô hình thuê ngoài vẫn sẽ còn gắn liền với sự kiểm soát của nhà nước trong lĩnh vực y tế. 



Trong khi sự đầu tư vào dịch vụ y tế đã cho thấy khó khăn trong thời gian qua, gần đây những động thái của các cơ quan chức năng đã tạo ra sự thông thoáng đáng kể, và cho thấy một cơ hội đầu tư rõ ràng. Sự cải cách đã cho thấy mức độ sở hữu nước ngoài trong kinh doanh liên quan đến cung cấp dịch vụ y tế tăng lên 70%. Hơn nữa, Việt Nam đã có những điều chỉnh đặc biệt để cho phép xem xét nhanh về thị thực(visa)  lao động cho các chuyên gia y tế có trình độ vào làm việc tại Việt Nam. Trong mối quan tâm với những hiện trạng  phổ biến tìm thấy xuyên suốt ở Việt Nam, những thay đổi này cho thấy những cơ hội tốt để bổ sung vào các khoảng trống về cơ sở hạ tầng và loại trừ giải pháp thuê ngoài. Thêm vào đó là các đơn vị hoạt động mới, tăng vốn chủ sở hữu cũng sẽ cho phép các nhà đầu tư đấu thầu những cổ phần do nhà nước đang kiểm soát trong doanh nghiệp đang trải qua quá trình tư hữu hóa. Gần đây bán cổ phần của cáccơ sở  yế lớn của nhà nước như:  Bệnh viện Giao thông Vận tải vẫn sẽ tiếp tục, vì các cơ sở y tế này không có hy vọng trong nhu cầu được cấp vốn. Khi đầu tư trở nên quyết liệt hơn tại các trung tâm y khoa trên toàn quốc, có lẽ Việt Nam sẽ thấy nhu cầu về đội ngũ y khoa gia tăng. Mặc dù nguồn cung ứng lao động bên ngoài có thể sẽ lắp đầy một vài nhu cầu, vẫn tồn tại sự thiết hụt lao động là hiện trạng nổi bật, một cơ hội quan trọng cho lĩnh vực huấn luyện nhân lực.



Theo các nhà quan sát thị trường độc lập, vốn từ khu vực tư nhân hy vọng sẽ tăng trong vài năm tới nhờ vào mô hình đối tác công tư. Ngày 21 tháng 10, cơ sở y tế được cổ phần hóa đầu tiên ở Việt Nam, Bệnh viện Giao thông Vận Tải ở Hà Nội, đã đưa IPO thành công lên Sàn giao dịch chứng khoán ở Hà Nội. Tổng cộng là 4,925,000 cổ phần với giá ban đầu là 10, 000 VND (5.8 đô la) mỗi cổ phần, bán ra với giá là 23,597 VND. Tồng khối lượng cổ phần được đấu thầu tương đương 29,48% vốn điều lệ của bệnh viện. Kết quả, bệnh viện thu về  116,854 tỷ VND (5.19 triệu đô la). 30% khác dành cho chính phủ Việt Nam (tương đương 5.04 triệu cổ phần), cùng với 10.52%  (1.768 triệu cổ phần) được bán cho nhân viên bệnh viện. Bệnh viện Giao thông Vận tải không phải là đơn vị đầu tiên trong lĩnh vực y tế đã phát triển dưới hình thức PPP. Vài cơ sở y tế đã được thành lập dưới hình thức PPP và đã đạt được những kết quả tích cực. Trong số này, Trung Tâm Khám và Điều Trị Phục vụ Quốc tế của Bệnh viện Trung Ương Huế đã đầu tư 281 tỷ VND (12.49 triệu đô la), được góp từ nhiều nguồn, bao gồm vốn vay ngân hàng Phát triển Việt Nam, ngân sách nhà nước và nguồn vốn từ xã hội. Trung tâm này đã đi vào hoạt động tháng 4 năm 2014 dưới dạng PPP có 300 giường bệnh với tiêu chuẩn tương đường khách sạn 3 sao, và một đội ngũ nhân viên y tế tay nghề cao. Sau khi đi vào hoạt động được 1 năm, trung tâm đã đóng góp đáng kể, đưa ra một loạt các dịch vụ và cải thiện hệ thống chăm sóc đặc biệt (chăm sóc tăng cường) ở miền trung, làm giảm tình trạng quá tải tại Bệnh viện Trung ương Huế. Nhiều nhà phân tích cho rằng những chính sách đã ban hành gần đây của Chính phủ đã khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án chăm sóc y khoa. Nghị quyết 93/NQ-CP về phát triển lĩnh vực y tế là một điển hình. Chính sách đã ban hành vào cuối năm 2014 bao gồm những quy định tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mô hình PPP trong lĩnh vực chăm sóc y khoa. Những cơ sở công lập được phép liên doanh với những nhà đầu tư tư nhân để thành lập các cơ sở khám và điều trị mới, các cơ sở này được vận hành theo luật doanh nghiệp.



Trong năm nay, những văn bản luật mới đã được ban hành, mở ra thời kỳ thông thoáng cho giới đầu tư tư nhân trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Một trong số đó, Nghị định 15/2015/ND-CP đã ban hành vào tháng 2. Nghị định này có hiệu lực vào tháng 4, đã làm phong phú mô hình PPP. Một nguồn tin từ Báo Đầu Tư (Vietnam Investment Review), cho rằng mô hình PPP trước đây được thực hiện dưới 3 hình thức : BOT (Build-Operation-Transfer = Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao), BTO (Build-Transfer-Operation = Xây dựng – Chuyển giao – Vận hành), and BT (Build-Transfer = Xây dựng – Chuyển giao). Nghị định 15 cho phép những hình thức mới như: BOO (Build-Own-Operate = Xây dựng – Sở hữu – Vận hành), O&M (Operate-Maintenance = Vận hành – Bảo trì), BLT (Build-Lease-Transfer = Xây dựng – Cho thuê – Chuyển giao) and BTL (Build-Transfer-Lease = Xây dựng – Chuyển giao – Cho thuê). Trưởng Văn phòng PPP tại Ban quản lý đấu thầu nói rằng PPP trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bao gồm những đặc tính kinh doanh và an sinh xã hội. Ví dụ, thành lập các cơ sở y khoa, bao gồm các bệnh viện phải áp dụng viện phí theo những quy định mà không phải theo thị trường. Với những hình thức PPP mới như: BLT và BTL, lợi ích của các nhà đầu tư sẽ được bảo vệ. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Tài Chính Bộ Y tế đã nói rằng như cầu đầu tư trong lĩnh vực bệnh viện vẫn còn rất lớn. “WHO khuyến cáo tỷ lệ 39 giường bệnh/10,000 dân trong khi  tỷ lệ này ở Việt Nam là 24/10,000”. Để đạt được ty lệ của WHO, Việt Nam cần xây dựng hơn 60 bệnh viện với công suất 1000. Nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực y tế có thể Chính phủ không đáp ứng đủ, vì thế cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Các bệnh viện có thể vay vốn từ ngân hàng hoặc tham gia vào PPP. Chẳng hạn, các nhà đầu tư sử dụng  vốn vào xây dựng cơ sở hạ tầng, mua trang thiết bị y khoa, sau đó các bệnh viện sẽ thuê lại.



Chính phủ thừa nhận lĩnh vực y tế công bị giới hạn trong việc bao phủ tất cả các nhu cầu của dân số Việt Nam đang tăng trưởng, và có một mục tiêu tham vọng là tăng trưởng về số lượng và quy mô bệnh viện tư nhân lên 20% đến năm 2020. Các nhà cung cấp dịch vụ y tế bao gồm khoảng 1000 nhà cung cấp y tế công lập và 100 nhà cung cấp y tế tư nhân. Việt Nam hiện là một thị trường chăm sóc sức khỏe và trang thiết bị y khoa lớn, đặc biệt với sự tham gia của chính phủ hơn nữa trong quá trình phát triển công nghiệp. Kết quả, khu vực y tế công đã nhận được ngân sách nhà nước cấp cũng như sự quan tâm của khu vực tư nhân. Có sự quá tải nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. Điều này đã được gây ra bởi việc tăng thu nhập được hưởng và nhận thức hơn về chăm sóc dự phòng. Dự báo rằng tầng lớp trung lưu và giàu có sẽ gia tăng gấp đôi trong giai đoạn 2014 – 2020. Sự đón đầu này đối với cơ hội phát triển y tế ngoại thành (phát triển bên ngoài các trung tâm đô thị phát triển). Chính phủ đã tăng cấp ngân sách và thực hiện cải thiện dịch vụ y tế, một ưu tiên mang tính quốc gia. Nguồn FDI đi vào lĩnh vực này thì cũng tăng lên khi các nhà cung cấp dịch vụ y tế nước ngoài tìm kiếm để lắp đầy những khoảng trống và nắm bắt thị trường chăm sóc sức khỏe của một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Châu Á. Các cơ quan chức năng y tế Việt Nam tiếp tục khuyến khích đầu tư tư nhân tăng lên, nhưng công suất trong khu vực tư nhân và những lợi ích còn là vấn đề cần bàn luận. Trong khi bệnh viện công quá đông bệnh nhân thì tỷ lệ sử dụng giường bệnh trong khu vực tư nhân còn khá thấp tại nhiều bệnh viện tư.



Một báo cáo của Bộ Y tế gần đây cho thấy rằng 5% bệnh viện tư nhân hoạt động đủ công suất giường bệnh, trong khi tỷ lệ từ 20 – 60% chiếm 56% bệnh viện tư nhân. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính Bộ Y tế nói rằng ông ta tin nút thắt cổ chai sẽ được giải quyết thông qua giảm dần bao cấp mà các bệnh viện bình thương được nhận trong  hệ thống. Điều này sẽ khuyến khích khu vực công lập sử dụng các cơ sở hạ tầng của khu vực tư nhân. Bộ Y tế đã đưa ra một lộ trình cụ thể để điều chỉnh giá dịch vụ trong lĩnh vực y tế công lập. Trong khoảng 2014 – 2015, giá dịch vụ y khoa sẽ tăng bao gồm các khoản chi phí trực tiếp như là chi phí lương, chi phí trực, ngay cả tiểu phẫu. Chi phí trực tiếp trong khoảng thời gian này sẽ bao gồm 30% của chi lương đối với bệnh viện tuyết tỉnh và tuyến huyện ở Hà Nội và TP. HCM, 50% chi lương cho các bệnh viện trung ương. Trong thời kỳ tiếp theo 2016 – 2017, giá dịch vụ sẽ bao gồm được 100% chi lương đối với bệnh viện tuyến tuyến trung ương và tỉnh, 50% chi lương đối với bệnh viện tuyến huyện. Từ 2018 trở đi. Từ 2018 trở đi, phí dịch vụ y khoa đối với bệnh nhân tại các cơ sở y tế công lập, sẽ bao gồm phần chi trả của bệnh nhân cho chi phí trực tiếp, lương, khấu hao trang thiết bị và nhà cửa, huấn luyện và nghiên cứu khoa học. Sẽ có một sự dịch chuyển lớn trong phân bổ ngân sách nhà nước. Phần hỗ trợ sẽ đến trực tiếp với người thụ hưởng BHYT thay vì vào bệnh viện như trước đây. Cơ chế này sẽ khuyến khích người dân mua BHYT, tạo điều kiện để tăng trưởng khu vực tư nhân.



Xúc tiến mối quan hệ đối tác công tư trong phát triển dịch vụ y tế cũng quan trọng để thu hút các nhà đầu tư tư nhân đi vào lĩnh vực này. Các cơ sở y tế được khuyến khích để thành lập, được gọi là “liên kết” và liên doanh, để xây dựng cơ sở mới để vận hành như là các doanh nghiệp. Đồng Nai, tỉnh phía nam, là một mô hình công- tư thành công. Đầu tư giai đoạn 2 của bệnh viện đa khoa  Đồng Nai trị giá 1,200 tỷ đồng (56 triệu đo la) , quy mô 700 giường sẽ được tiến hành bằng vốn tư nhân. Theo Bộ Y tế, Việt Nam bây giờ có 170 bệnh viện tư có 9,501 giường bệnh, chiếm 11% tổng số bệnh viện trên toàn quốc.  Trong số này có 6 bệnh viện nước ngoài và 30 ngàn phòng khám và các cơ sở y tế tư nhân. Giường bệnh tại các ơ sở y tế tư nhân chỉ chiếm 4% tổng số giường bệnh trong khi có gần 250,000 nhân viên đang làm việc, bao gồm hơn 64,400 bác sĩ, 88,000 y tá, 15,180 kỹ thuật viên và 27,500 nữ hộ sinh. Vài bệnh viện tư nhân đã thấy sự tăng trưởng như bệnh viện Pháp Việt Hà Nội, bệnh việc quốc tế Vinmec, bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ (TP.HCM), bệnh viện đa khoa Hợp Lực (Thanh Hóa), bệnh viện đa khoa Hoàng Việt Thắng (Huế)



Dựa trên chỉ thị của Bộ Y tế và Bộ Tài chánh ngày 29/02/2012, một đợt tăng phí hầu hết 1900 dịch vụ và sản phẩm y tế in các bệnh viện công đã được đề xuất. Chỉ thị năm 2012 đưa ra một kế hoạch gồm 3 bước tăng giá dịch vụ y tế. In tháng 6/2015, các mức giá của dịch vụ 1996 đã tăng khoảng 75% - 85% tỷ lệ giá trần tương ứng. Những giá này đã áp dụng trong 378 cơ sở y tế công lập, trong đó có 52 bệnh viện. Tháng 3/2016, giá được tăng lên 30% nữa. Chế độ kê giá này là phần thay đổi lớn hơn, bao gồm điện, nước những thứ mà bây giờ đã có giá cao hơn và phần hỗ trợ bị giảm. Hơn nữa, từ tháng 7, lương cơ bản của nhân viên y tế sẽ được chuyển qua trong sự chi trả của bệnh nhân, điều này làm tăng 20% bảng giá. Giữa các dịch vụ, sẽ ảnh hưởng, là khám bệnh tại bệnh viện thuộc tuyến 1, giá sẽ tăng gấp đôi; phí giường bệnh sẽ tăng 168%; cũng như giá rửa dạ dày có thể tăng lên 353%.


Ban sức khỏe của thành phố tiên đoán sự gia tăng chủ yếu đối với các nhà cung cấp dịch vụ y tế để vận hành dịch vụ và cải thiện chất lượng của các cơ sở y tế. Từ doanh thu được tăng lên, 15% được dùng để cải tạo và nâng cấp phòng ốc khám bệnh, các bệnh viện cũng được giao quyền tự quyết để tăng số lượng bàn khám và quầy phát thuốc, và sắp xếp thu phí hợp lý. Mặc dù có có sự hỗ trở, người dân Việt Nam đã phải trả một chi phí đáng kể từ tiền túi cho nhu cầu cần thiết trong chăm sóc sức khỏe. Tăng phí hiện tại chắc chắn là tạo một áp lực nữa đối với quốc gia, vì tỷ lệ người nghèo chiếm 13.5%. Để quản lý thời kỳ chuyển đổi do tăng giá dịch vụ y tế, người dân đang được khuyến khích mua BHYT tư nhân. Hiện tại, khoảng 25% dân số không có BHYT. Một quốc gia tồn tại khoảng cách quá lớn giữa thành thị và nông thông trong việc tiếp cận dịch vụ y tế; những lo lắng về khả năng chi trả có thể đã làm giảm đà phát triển nhanh của những cải cách y tế. Vẫn có một cơ hội lớn để tham gia vào thị trường đầu tư chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam. Một số ít  dòng tiền đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã được khởi động sẵn sàng để đánh giá ngay tiềm năng của thị trường. Theo dự báo của tổ chức Quốc Tế Quan Sát Kinh Doanh năm 2013,  tăng trưởng GDP thực sự sẽ đạt 6% năm 2014, và tiếp tục có xu hướng tăng lên đến 7% năm 2017.



Từ 2013 – 2017, BMI dự báo dân số Việt Nam sẽ tăng từ 92 triệu – 95 triệu, cho thấy tỷ lệ tăng trưởng tích hợp hằng năm (CAGR) khoảng 9%, vào năm 2020, CAGR được tiên đoán là 15.4%. Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ tiếp tục tăng trưởng quan trọng như là một thành phần chủ yếu trong các danh mục đầu tư cho các quỹ nội địa và toàn cầu, được định hướng bởi những luật khuyến khích đầu tư, nhiều  tài sản  đạt đến ngưỡng; nhiều nhà đầu tư xây dựng tính chuyên nghiệp cần thiết để chăm lo và quản lý tài sản trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, những mối quan tâm Trung Quốc tăng trưởng chậm và sự suy thoái kinh tế toàn cầu còn tiềm tàng trở lại với nhiều nhà đầu tư trên khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bởi vì những nguyên tắc cơ bản lành mạnh và khả năng phục hồi đối với những chu kỳ kinh tế còn biến động. (Một trong những vấn đề nhạy cảm là tìm ra con đường để thoát ra. Đối với một số quỹ PE, thận trọng bán lúc này để giữ lợi nhuận bền vững và giải tỏa vốn để đầu tư nếu giá trị suy giảm. Trong một số trường hợp khác, khóa lại không cho các đối tác công ty thoái lui là một lựa chọn hấp dẫn. Trong nhiều trường hợp, chiến lược mua và nắm giữ kết hợp với hoạt hóa danh mục đầu tư có thể là con đường tốt nhất để trở lại vị thế cao. Khác hơn, Fortis Healthcare, từ Ấn Độ, họ rút lui khỏi Tập Đoàn Hoàn Mỹ, trở về lặng lẽ, không có một tình huống nào nữa rút lui  tương tự như thế đối với các bệnh viện Việt Nam để thu hút quỹ PE. Sự quản lý cần phải sẵn sàng ở nơi mà tiêu dùng trong chăm sóc sức khỏe trở nên nhạy cảm hơn với giá,  với một chiến lược biến sự  chuyển đổi đó thành lợi thế của họ. Hơn nữa, họ nên có một kế hoạch rõ ràng cho đầu tư, vì giá trị của sự rút lui sẽ tùy thuộc vào tăng trưởng trong tương lai. Họ nên chọn lọc cẩn thận nơi tham gia (phân khúc khách hàng, vùng địa lý nào) và làm cách nào để chiến thắng (mô hình thâm nhập thị trường, năng lực nào vượt trội với cái gì có thể là “đủ tốt”).









Source: https://www.linkedin.com/pulse/whats-attracting-private-equity-pe-fund-capitalize-vietnams-karim