HƯỚNG DẪN HÀNH VI – John Vu

08/12/2017 – Blogs of Prof. John Vu, Carnegie Mellon University – This article is translated into Vietnamese by Ngo Trung Viet with the English originals followed.
Đêm hôm trước tôi đã ăn tối với nhiều giáo sư, cuộc nói chuyện của chúng tôi hội tụ vào giáo dục và sinh viên đại học. Một người bạn nói: “Sinh viên là sinh viên, họ tất cả như nhau, khác biệt duy nhất là một số chăm hơn và số khác lười.” Tôi nói: “Nhưng có một điều phân biệt sinh viên ngày nay với sinh viên mười hay hai mươi năm trước về trách nhiệm.”

Bạn tôi dường như ngạc nhiên: “Tại sao trách nhiệm?” Tôi đáp: “Ngày nay nhiều sinh viên không chịu trách nhiệm cho hành vi của họ. Chẳng hạn, trong quá khứ, phần lớn sinh viên tới lớp đúng giờ, nếu bất kì ai tới muộn, họ bao giờ cũng xin lỗi và cảm thấy ngượng ngùng. Hiện thời, nhiều sinh viên tới lớp muộn, nhưng họ dường như không quan tâm. Tôi phải nhắc nhở họ về tới đúng giờ và chú ý vào bài giảng. Với công nghệ di động, nhiều sinh viên đang bị sao lãng bởi điện thoại di động và phương tiện xã hội, cho nên họ không chú ý tới học tập. Một số người chỉ đưa nỗ lực tối thiểu chỉ để đỗ kì thi. Tôi lo nghĩ, làm sao họ sẽ thành công được khi họ đi làm với những hành vi này? Bạn tôi hỏi: “Nếu họ không học, đó là vấn đề của họ, không phải của anh.”
Tôi giải thích: “Là nhà giáo dục, chúng ta không thể để điều đó tiếp diễn. Cách nhìn của tôi không phải về dạy họ thi đỗ kì thi và có được bằng cấp mà hướng dẫn họ có trách nhiệm cho giáo dục của họ, là người chuyên nghiệp trong nghề nghiệp của họ, và đóng góp cho xã hội. Tôi thường giải thích rằng điều họ làm trong trường có thể trở thành điều họ làm ở công việc, và trong cuộc sống. Tôi nghĩ lớp học là chỗ chúng ta giáo dục sinh viên và chuẩn bị cho họ về cuộc sống của họ trong cả chỗ làm việc và xã hội.” Bạn tôi cười: “Đó là quan niệm cao quí, nhưng tôi nghĩ anh đang làm nhiều hơn cần thiết.” Tôi giải thích: “Trong quá khứ, sinh viên học từ gia đình và môi trường xung quanh về điều họ có thể làm và không thể làm. Ngày nay, phần lớn bố mẹ đều bận rộn, và thiếu hành vi đúng trong môi trường xung quanh đã đưa nhiều người trở thành vô trách nhiệm. Nếu trường tiểu học và trung học không dạy điều đó, thì đại học là chỗ cuối cùng mà chúng ta có thể làm cái gì đó.”
Trong lớp của tôi, tôi thảo luận với sinh viên về cam kết, khiêm tốn, trung thực, chính trựcs, và từ bi. Tôi cũng thảo luận thái độ chuyên nghiệp mà họ cần khi họ làm việc. Chẳng hạn, xem youtube, và nhắn tin trong lớp có nghĩa là thiếu kính trọng các sinh viên khác và giáo sư. Tưởng tượng tại công việc, công nhân nào đó mở laptop để xem youtube hay gửi tin nhắn. Ông chủ phản ứng thế nào?” Bạn tôi cười: “Họ biết hậu quả của việc làm điều đó chứ.” Tôi hỏi: “Vậy thì tại sao chúng ta không thể làm điều đó trong trường? Nếu công ti có thể đuổi công nhân vì hành vi không thích hợp, thầy giáo có thể cho điểm kém với những sinh viên về cùng hành vi đó. Vấn đề là nhiều người không làm điều đó vì họ không nghĩ đó là việc của họ.” Bạn tôi không đồng ý: “Nhưng nó có là việc của chúng ta không?” Tôi trả lời: “Sao không? Chúng ta là những nhà giáo dục. Việc của chúng ta là giáo dục, không chỉ truyền thụ tri thức.”
Trong lớp của tôi, tôi thường nhắc sinh viên về việc khiêm tốn trong thảo luận trên lớp, có trách nhiệm với công việc riêng của họ bằng việc không sao chép hay gian lận. Nếu không ai nói với họ về luân lí và chính trực thì làm sao chúng ta có thể trách họ về hành vi kém của họ? Bằng việc thảo luận tính trách nhiệm trong lớp, cái gì là thích hợp và cái gì là không, chúng ta có thể sửa một số vấn đề từ sớm hơn là đợi tới khi nó quá trễ. Xem như kết quả, tôi hiếm khi phải giải quyết với gian lận bài thi hay sao chép bài tập về nhà. Vì chúng tôi thảo luận tính trách nhiệm, một số sinh viên bắt đầu xin lỗi vì tới lớp muộn: “Em lấy làm tiếc là em đã không tới lớp đúng giờ và em chịu trách nhiệm cho việc học riêng của em.” Ngày nay hiếm khi sinh viên làm điều đó, nhưng ít nhất một số sinh viên biết trách nhiệm của họ. Sau rốt, tôi bảo lớp rằng ở công việc, khi các em tới trễ, đó là dấu hiệu rằng các em không muốn đi làm việc và nó có thể là lí do không giữ em. Khi công nhân mất việc làm của họ, có nhiều lí do, nhưng phần lớn thường bắt nguồn từ quan sát của người quản lí về hành vi đặc biệt dù đó là chấp nhận được hay không. Là nhà giáo dục, chúng ta không nên chỉ hội tụ vào việc dạy, mà còn cả việc hướng dẫn nữa. Nếu chúng ta có thể giúp được cho sinh viên phát triển kĩ năng được cần và thái độ đúng vậy họ có thể là nhà chuyên nghiệp trong nghề nghiệp của họ và đóng góp cho xã hội chúng ta, chúng ta hoàn thành trách nhiệm của chúng ta.
 ___________________________________
Giáo sư John Vu, một người Mỹ gốc Việt, là một nhà khoa học nổi tiếng nước Mỹ thuộc trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới. Ông từng là Phó Chủ tịch của Boeing. Sau khi rời Boeing, GS John Vu hiện là viện trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ÐH Carnegie Mellon. Ông là dịch giả/tác giả bộ sách Hành Trình về Phương Ðông, Ðường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Ðỉnh Tuyết Sơn,… và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.
___________________________________

—English version—

Guiding behavior
Last night I had a dinner with several professors, our conversation focused on education and college students. A friend said: “Students are students, they all the same, the only difference is some study harder and others are lazy.” I said: “But there is one thing that distinguishes today’s students from students ten or twenty years ago in term of responsibility.”
My friend seemed surprised: “Why responsibility? I answered: “Today many students are not responsible for their behavior. For example, in the past, most students came to class on time, if anyone arrived late, they always apologized and felt embarrassed. Currently , many students came to class late, but they did not seem to care. I have to remind them about arrived on time and pay attention to the lectures. With mobile technology, many students are being distracted by mobile phones and social media, so they do not pay attention to study. Some only put minimum effort just to pass the exam. I am worried, how will they ever succeed when they go to work with these behaviors? My friend asked: “If they do not learn, that is their problem, not yours.”
I explained: “As educators, we cannot let it continues. My views are not about teaching them to pass exams and get a degree but guide them to be responsible for their education, professionals in their career, and contribute to the society. I often explain that what they do in school could become what they do at work, and in lives. I think the classroom is the place where we educate students and preparing them for their lives in both workplace and society.” My friend laughed: “That is a noble concept, but I think you are doing more than necessary.” I explained: “In the past, students learned from their family and surrounding  environment for what they could and could not do. Today, most parents are busy, and the lack of proper behavior in the surrounding environment has led many to become irresponsibility. If the elementary and high school do not teach that, then college is the last place that we can do something.”
In my class, I discuss with students about commitment, humility, honesty, integrity, and compassion. I also discuss professional attitudes that they need when they work. For example, watching youtube, and texting during class means a lack of respect for other students and the professor. Imagine at work, some workers open the laptop to watch youtube or send text messages. How does the boss react? My friend laughed: “They know the consequence for doing that.” I asked: “Then why we cannot do that in school? If the company can fire a worker for inappropriate behavior, a teacher could give a bad grade for students for the same behavior too. The problem is many do not do that because they do not think it is their job.” My friend disagreed: “But is it our job?” I answered: “ Why not? We are educators. Our job is educating, not just transfer the knowledge.”

In my class, I often remind students about being humility during class discussion, being responsible for their own work by not copy or cheat. If no one talks to them about ethics and integrity then how can we blame them for their bad behavior? By discussing responsibility in the classroom, what is appropriate and what is not, we can fix some of the problems early than wait until it is too late. As a result, I rarely have to deal with cheating on exams or copying homework. Since we discuss responsibility, some students begin to apologize for being late in class: “I am sorry that I did not arrive to class on time as I am responsible for my own study.” It is rare today for students to do that, but at least some students know their responsibility. Afterward, I told the class that at work, when you often come in late, it is a signal that you do not want to go to work and it would be a reason for not keeping you. When workers lost their job, there are many reasons, but most often come from the observation of managers on specific behavior whether it is acceptable or not. As educators, we should not just focus on teaching, but guiding too. If we can help students develop the needed skills and proper attitudes so they can be professionals in their career and contributors to our society, we are fulfilling our responsibility.
___________________________________

VIETNAM CARENET
THIẾT LẬP VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI NGUYÊN CỦA CÁ NHÂN/DOANH NGHIỆP TRONG KỶ NGUYÊN 4.0

LIÊN KẾT CỘNG ĐỒNG

ĐỌC THÊM

Giới thiệu Vietnam Carenet TẠI ĐÂY
Tủ Sách Vietnam Carenet  TẠI ĐÂY
Các bài viết về Khởi Nghiệp  TẠI ĐÂY
Các bài viết về Lập Kế Hoạch TẠI ĐÂY
Các bài viết về Lập  Dự Án TẠI ĐÂY
Các bài viết về Quản lý Dự Án TẠI ĐÂY
Các bài viết về Kỷ Nguyên 4.0 TẠI ĐÂY