VÀI LỜI VỀ KHỞI NGHIỆP – John Vu

21/01/2015 – Blogs of Prof. John Vu, Carnegie Mellon University – This article is translated into Vietnamese by Ngo Trung Viet with the English originals followed.
Có nhiều cách tiếp cận tới đào tạo khởi nghiệp, mỗi cách có những ưu và nhược điểm. Cách tiếp cận đào tạo khởi nghiệp truyền thống hội tụ vào cách bắt đầu một “công ti” nơi ý tưởng chính về sản phẩm và dịch vụ dựa trên kinh doanh hiện có. Chẳng hạn, mở một cửa hàng bán lẻ nhỏ; bắt đầu một cửa hàng sửa chữa xe đẹp; mở nhà hàng; hay cung cấp dịch vụ đào tạo máy tính v.v. Cách tiếp cận đào tạo công nghệ hội tụ vào việc tạo ra “công ti khởi nghiệp” nơi các ý tưởng dựa trên phát kiến khoa học và công nghệ, thậm chí kinh doanh có thể còn chưa tồn tại và thị trường vẫn không được biết tới. Tất nhiên, kiểu khởi nghiệp này là rủi ro nhiều hơn, nhưng phần thưởng là vô giới hạn. Nếu bạn là sinh viên công nghệ và có ý tưởng nào đó về việc tạo ra công ti khởi nghiệp riêng của bạn thì tôi có vài lời khuyên:

Đầu tiên bạn phải xác định liệu ý tưởng của bạn có thoả mãn cho nhu cầu nào đó không, hay giải quyết một vấn đề, và được đón chào trong thị trường. Thành công của bạn tuỳ thuộc vào liệu ý tưởng của bạn có thể cung cấp giá trị cho khách hàng không. Nói cách khác, nếu bạn dành thời gian để phát triển ý tưởng đó thành sản phẩm, nó phải là cái gì đó có giá trị với khách hàng; bằng không bạn đang phí thời gian của bạn. ĐỪNG tin vào lí thuyết mua bán kinh doanh về “Cứ làm nó đi rồi tiền sẽ tới” vì điều đó chẳng bao giờ có tác dụng cả. Nhiều sinh viên phạm sai lầm xây dựng cái gì đó ngay lập tức vì họ nghĩ ý tưởng của họ là lớn rồi bị thất vọng và chán nản. Trước khi bạn tạo ra sản phẩm của mình, bạn cần đánh giá ý tưởng của bạn để đảm bảo rằng ít nhất nó sẽ có cơ hội thành công.
Tất nhiên, không ai có thể đảm bảo được cái gì cho nên bạn phải tự hỏi mình: “Có vấn đề trong thị trường mà sản phẩm của mình có thể giải quyết được không?” Bạn phải đánh giá mọi vấn đề trong thị trường đặc biệt để xem liệu một nhu cầu như vậy có tồn tại không. Chẳng hạn, ba mươi năm trước, Bill Gates đã hỏi: “Có bộ lắp ráp điện tử tên là “Altair” chứa nhiều phần mà mọi người có thể dựng nên một máy tính thực nhưng nó không có hệ điều hành. Có nhu cầu để tạo ra hệ điều hành cho nó không?” Ông ấy và Paul Allen đã dựng hệ điều hành này nhưng công ti Altair Company đã không mua nó vì là công ti phần cứng, họ không thấy cần tới phần mềm. Nhưng đồng thời IBM đang phát triển Máy tính cá nhân và cần hệ điều hành. Bill Gates tiếp cận IBM rồi PC-DOS và MS-DOS được tạo ra vì nó đáp ứng nhu cầu của họ. Trong vòng vài năm, IBM PC trở thành máy tính bánh chạy nhất và Microsoft trở thành công ti phần mềm lớn nhất trên thế giới. Tất nhiên, Bill Gates trở thành người giầu nhất trên trái đất.
Có khả năng là ý tưởng của bạn không phải là duy nhất vì người khác đã có sản phẩm tương tự trong thị trường. Vậy thì bạn phải hỏi: “Mình có thể xây dựng một sản phẩm có chức năng tốt hơn, chất lượng cao hơn rồi bán với giá thấp hơn để thu được ưu thế cạnh tranh không?” Về căn bản, nếu bạn không phải là người đầu tiên trong thị trường này, bạn phải xây dựng cái gì đó ít nhất tốt hơn từ năm hay mười lần so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh của bạn để thành công. Chẳng hạn, iPhone của Apple không phải là điện thoại di động đầu tiên trên thị trường vì Motorola và Nokia đã có vài điện thoại di động rồi. Tại sao Apple bao giờ cũng có hàng người dài xếp hàng trước cửa hàng của họ để mua? Lí do đơn giản: Steve Job đã ra lệnh iPhone phải có thiết kế tốt hơn, dễ dùng hơn, chất lượng cao hơn và nhiều ứng dụng di động. Đó là lí do tại sao Apple thắng và thâu tóm thị trường di động. Bạn có thể làm cùng điều đó cho công ti khởi nghiệp của bạn bằng việc thuyết phục người dùng rằng sản phẩm của bạn là tốt hơn của đối thủ cạnh tranh của bạn.
Để là nhà doanh nghiệp công nghệ, bạn phải biết yếu tố thành công then chốt cho công ti khởi nghiệp. Không, vấn đề không phải là công nghệ, không phải là giá, và không phải là sản phẩm. Vấn đề là khách hàng vì không có khách hàng, bạn không có kinh doanh; và không có kinh doanh có nghĩa là không có công ti khởi nghiệp. Cho nên bạn phải biết điều khách hàng muốn. Bạn phải dành thời gian để tương tác với khách hàng tiềm năng. Bạn không cần xây dựng sản phẩm “hoàn hảo” vì điều đó cần thời gian, nhưng bạn có thể xây dựng “bản mẫu” rồi tiếp xúc với khách hàng để hỏi liệu họ có thích nó hay không. Bạn sẽ nhận được nhiều phản hồi từ những người có thể muốn mua sản phẩm của bạn. Dựa trên phản hồi của họ rồi bạn xây dựng sản phẩm của bạn. Vì nó có mọi tính năng và chức năng mà khách hàng đã nói cho bạn rằng họ muốn, họ nhất định sẽ mua sản phẩm của bạn. Khái niệm này là đơn giản vậy nhưng bạn không biết bao nhiêu người phạm sai lầm bằng việc KHÔNG hỏi. Họ tưởng ý tưởng của họ là tốt, họ tưởng sản phẩm của họ là nổi bật và họ phí thời gian vào phát triển một sản phẩm hoàn hảo mà có thể không có khách hàng vì nó không phải là cái họ muốn.
Trong môn khởi nghiệp của tôi ở CMU, sinh viên phải nghiên cứu thị trường, nhận diện cơ hội rồi dựng “bản mẫu”. Sau đó họ phải tiếp xúc với ít nhất 100 tới 150 khách hàng tiềm năng và làm tài liệu mọi ý kiến phản hồi của họ trước khi dựng sản phẩm thực tại. Họ cũng phải xác định bao nhiêu người sẵn lòng trả tiền, và bao nhiêu người họ có thể bán cho. Nếu khách hàng không thích nó, hay không có đủ khách hàng thì ý tưởng này bị coi là “không đủ tốt” và không có lí do gì để khai trương công ti khởi nghiệp. Điều này không có nghĩa là họ thất bại nhưng đó là bài học mà họ học vì họ phải học từ thất bại. Một cách điển hình, phần lớn các sinh viên đều thất bại vài lần nhưng họ cũng họ được cách vượt qua chướng ngại, xây dựng ý chí kiên cường của họ trước khi tốt nghiệp. Tôi nói với sinh viên của tôi: “Các em phải học về thất bại. Chừng nào các em còn thất bại trong lớp của thầy, các em đang học tốt. Các em càng thất bại và học từ nó, các em sẽ càng nhận được điểm tốt hơn. Bằng việc học từ thất bại, các em sẽ tránh được các sai lầm mà các em có thể phạm phải khi các em khai trương công ti khởi nghiệp riêng của mình. Mọi nhà doanh nghiệp đều phải học từ thất bại.”
Trong tám năm dạy về khởi nghiệp đã qua cho sinh viên khoa học máy tính và kĩ nghệ phần mềm, chương trình này đã khai trương hơn 45 công ti khởi nghiệp. Sau nhiều năm, phần lớn các công ti khởi nghiệp vẫn đang làm tốt mà đó là kỉ lục trong các đại học. CMU được xếp hạng trong số các chương trình khởi nghiệp hàng đầu ở Mĩ không phải bởi vì số các công ti khởi nghiệp được khai trương vì các trường khác có nhiều hơn nhưng chúng tôi có tỉ lệ thành công cao, được đo bởi công ti khởi nghiệp kéo dài và nó tăng trưởng nhanh thế nào để thành công ti lớn. Tôi tin việc khai trương công ti khởi nghiệp với hội tụ mạnh vào sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng là then chốt cho thành công. Điều sinh viên xây dựng chủ yếu dựa trên kĩ năng riêng của họ, phát kiến riêng của họ, tính sáng tạo riêng của họ, việc làm việc chăm chỉ của họ. Nhưng để họ học từ thất bại là bài học mà sinh viên bảo tôi rằng họ cho là có giá trị nhất. Tôi thường bảo sinh viên, nếu họ sợ thất bại, không nhận rủi ro, họ không thể là nhà doanh nghiệp được vì thất bại là bài học tốt nhất cho thành công tương lai của họ.
-------------------------------------------------------------
Giáo sư John Vu, một người Mỹ gốc Việt, là một nhà khoa học nổi tiếng nước Mỹ thuộc trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới. Ông từng là Phó Chủ tịch của Boeing. Sau khi rời Boeing, GS John Vu hiện là viện trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ÐH Carnegie Mellon. Ông là dịch giả/tác giả bộ sách Hành Trình về Phương Ðông, Ðường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Ðỉnh Tuyết Sơn,… và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.
-------------------------------------------------------------

—English version—

Some advices on entrepreneurship
There are many approaches to entrepreneurship trainings, each has advantages and disadvantages. The traditional training approach is focusing on how to start a “company” where the main ideas for products and services are based on existing business. For example, open a small retail shop; start a bicycle repair shop; open a restaurant; or provide computer training services etc. The technology training approach is focusing on creating “startup” where the ideas are based on science and technology innovations, even the business may not yet exist and the market is still unknown. Of course, this type of entrepreneurship is more risky, but the reward is unlimited. If you are technology students and have some ideas about creating your own startup then I have some advices:
First you must determine if your ideas will fill a need, or solve a problem, and be welcomed in the market. Your success is depending on whether your ideas can provide values to the customers. In other word, if you spend time to develop that idea into a product, it must be worth something to the customers; else you are wasting your time. Do NOT believe in the business speculation theory of “Build it then money will come” as it never works. A lot of students make the mistake of building something immediately because they think their idea is great then be disappointed and frustrated. Before you create your product, you need to evaluate your idea to ensure that it will at least have a chance to succeed.
Of course, no one can guarantee anything so you must ask yourself: “Is there a problem in the market that my product can solve? You must evaluate all problems in specific market to see if such a need exist. For example, thirty years ago, Bill Gates asked: “There is an electronic kit called “Altair” contains many parts that people can build into a real computer but it has no operating system. Is there a need to create an operating system for it? He and Paul Allen built the operating system but Altair Company did not buy it because as a hardware company, they do not see the need for software. But at the same time IBM was developing the Personal Computer and needed an operating system. Bill Gates approached IBM then PC-DOS and MS-DOS were created as it met their needs. Within few years, IBM PC became the fastest selling computer and Microsoft became the largest software company in the world. Of course, Bill Gates became the richest people on earth.
There is a possibility that your idea may not be unique because others already have similar products in the market. Then you must ask: “Can I build a product that has better functions, higher quality then sell at lower price to get the advantage? Basically, if you are not the first one in the market, you must build something at least five or ten times better than your competitor’s product to succeed. For example, Apple’s iPhone is not the first mobile phone in the market as Motorola and Nokia already have several mobile phones. Why does Apple always has long lines of people in front of their store eager to buy? The simple reason: Steve Job ordered iPhone to have better design, easier to use, higher quality and many mobile applications. That is why Apple wins and captures the mobile market. You can do the same for your startup by convincing users that your product is better than your competitors.
To be technology entrepreneur, you must know the key success factor for startup. No, it is not the technology, not the price, and not the product. It is the customer because without customer, you do not have a business; and no business means no startup. So you must know what customers want. You must spend time to interact with potential customers. You do not need to build the “perfect” product as it takes time, but you can build a “prototype” then contact customers to ask whether they like it or not. You will receive a lot of feedback from those who may want to buy your product. Based on their feedbacks then you build your product. Because it has all the features and functions that customers already tell you that they want, they will definitely buy your product. This concept is so simple but you do not know how many people make the mistake by NOT asking. They think their idea is good, they think their product is brilliant and they waste time in develop a perfect product that may not have customers because it is not what they want.
In my entrepreneurship courses at CMU, students must research market, identify opportunities then build a “prototype”. After that they must contact at least 100 to 150 potential customers and document all of their feedbacks before building the actual product. They also have to determine how much people are willing to pay, and how many customers they can sell to. If customers do not like it, or there are not enough customers then the idea is considered “not good enough” and there is no reason to launch startup. This does not mean they failed but it is a lesson that they learn as they must learn from failure. Typically, most students fail several times but they also learn how to overcome obstacles, build their resiliency before graduate. I told my students: “You must learn about failure. As long as you fail in my class, you are doing well. The more you fail and learn from it, the better grade you will receive. By learning from failure, you will avoid mistakes that you may make when you launch your own startup. Every entrepreneur must learn from failures.”
In the past eight years teaching entrepreneurship for computer science and software engineering students, the program has launched over 45 startups. After several years, most startups are still doing well which is a record among universities. CMU is rated among top entrepreneurship programs in the U.S. not because the number of startups launched as other schools have more but we have high rate of success, measured by how long the startup lasts and how fast it grows into big company. I believe launching startup with a strong focus on product that meet customers’ needs is the key to success. What students build is solely based on their own skills, their own innovations, their own creativity, and their hard works. But having them learned from failures is the lesson that students told me that they value the most. I often told students, if they are afraid of failure, do not want to take risks, they cannot be entrepreneur as failure is the best lesson for their future success.