LỰA CHỌN
BÁN
1.Tính toán thời điểm thị trường
Trong thời điểm suy thoái, thậm chí cổ phiếu mạnh nhất cũng bị ảnh
hưởng. Cần tính toán thời điểm tham gia mua bán trên thị trường để tối đa hóa
hiệu quả đầu tư, nhưng việc này là khá mạo hiểm.
2.Tính toán chu kỳ ngành
Hầu hết các ngành đều vận động theo chu kì, có thể theo chu kì của
thị trường, có thể không. Việc xác định thời gian chu kỳ cũng đầy thách thức
như tính toán thời điểm thị trường.
3.Chạm đỉnh
Một vài công ty phát triển chạm đỉnh khi họ thống trị một loạt sản
phẩm, nhưng không có khả năng mở rộng ra ngoài hơn nữa (lựa chọn ở lại và tiếp
tục phát triển mở rộng hoặc bán công ty đi). Những công ty này thường bị mua lại
bởi những công ty lớn hơn và những sản phẩm của họ được thêm vào để làm đầy đủ
thêm bộ sản phẩm của Bên Mua.
Thách thức ở đây là bên mua cần phải duy trì sức ảnh hưởng của
cty được mua ở phân khúc thị trường đó trong khi phát triển rộng hơn.
Phát triển chạm đỉnh không phải là sự thất bại của 1 cty mà là
giới hạn tự nhiên của nhân sự cũng như nguồn lực của công ty đó cho nên đối với
họ bán là một phương pháp hấp dẫn.
4.Những thay đổi bất lợi cơ bản
Cty phải đối diện với khoảng thời gian suy giảm lâu dài và thậm
chí là mãi mãi. Một ví dụ là về sự thay đổi của chính sách pháp lý làm ảnh hưởng
đến ngành sản xuất của cty (chất amiang gây ung thư -> loại bỏ hoặc cắt giảm,
cấm hút thuốc nơi công cộng…). Một vấn đề nữa là hoạt động kiện cáo, nếu một
công ty bị kiện thì khó có thể bán được mà không chịu ảnh hưởng của những yếu tố
làm ảnh hưởng đến giá bán.
Một số yếu tố nằm trong mô hình của doanh nghiệp hoặc sản phẩm,
trong khi trong một số trường hợp khác lại nằm ở yếu tố quản lý. Vấn đề chủ chốt
cần đặt ra là yếu tố làm suy giảm có liên quan đến bên Mua tiềm năng hay không,
nếu bên Mua có khả năng giải quyết thì họ có thể chấp nhận mua với 1 mức giá
cao hơn. VD bên Mua sở hữu đội ngũ quản lý tốt hơn cty được mua.
5.Phát triển vượt ra ngoài quy mô hiện tại
Một công ty không thể vượt qua những giới hạn vốn có, không thể
vượt ra ngoài quy mô hiện tại thì bán cty với nhiều năng lực vượt trội sẽ là
cách tốt nhất để tối đa hóa giá trị cổ phiếu.
* Quản lý : Bản thân công ty bán đã chạm đến giới hạn của khả
năng quản lý đội ngũ công ty, nên việc bán công ty để đội ngũ quản lý bên Mua
tiếp quản công ty tốt hơn, hiệu quả hơn nữa. Tuy nhiên đây là vấn đề nhạy cảm,
đội ngũ quản lý hiện tại có thể cảm thấy bị xúc phạm nếu họ cảm nhận được bạn
cho là họ không còn đủ năng lực để tiếp tục lãnh đạo công ty phát triển nữa. Vận
may về tài chính nhờ bán công ty có thể thuyết phục đội ngũ quản lý công ty.
* Nguồn vốn và các nguồn lực : “Lực bất tòng tâm”
Đội ngũ quản lý công ty sẵn sàng đương đầu thử thách, mở rộng
phát triển kinh doanh, nhưng nguồn lực và vốn cần có là rất lớn để thực hiện kế
hoạch phát triển mà công ty không có sẵn. Thậm chí, mô hình của công ty là rất
khả thi, thì các nhà đầu tư vẫn có thể do dự khi đặt cược lớn vào một công ty
nhỏ.
* Quy mô/ Khối lượng thiết yếu :
VD : những quán café nhỏ đông khách chỉ ở địa phương hoặc một
khu vực địa lý nhất định, nó không đủ quy mô để tạo một bước nhảy như Starbuck.
Lựa chọn bán để có sự hỗ trợ tốt hơn về cơ sở hạ tầng, có khả năng giúp DN phát
triển tăng trưởng nhanh hơn, sinh lời nhiều hơn.
6.Rút tiền mặt – lý do bán của CSH
* Người sáng lập công ty : hành động dựa trên tình cảm, sự gắn
bó với “đứa con” của mình. Quyết định bán ảnh hưởng tới cuộc sống đời thường của
họ, có chăng chỉ là động lực tài chính mới thúc đẩy được vụ mua bán.
* Những nhà đầu tư chuyên nghiệp : hành động dựa trên lợi ích
hàng đầu và giảm thiểu rủi ro, họ bán khi xác định thời điểm công ty đã qua thời
kỳ phát triển mạnh và đang phát triển chậm lại, và tái đầu tư vào một công ty
khác đang phát triển ở giai đoạn đầu.
Michael E.S.Frankel
(M&A Căn bản, Bộ sách M&A đầu tiên tại Việt Nam)
------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------
Đọc các bài viết về M&A TẠI ĐÂY