LÝ DO MUA
Một quyết định mua luôn đi cùng một quyết định xây, bên mua quyết
định mua lại hoặc xây dựng mới, phương án nào sẽ tốt hơn để lựa chọn. Một số điểm:
Xây mới : tốn THỜI GIAN (trong một thị trường tăng trưởng nhanh và thay
đổi liên tục, việc xây mới sẽ rất ảnh hưởng đến quá trình phát triển của công
ty, dễ bị lạc hậu về công nghệ cũng như quản lý), chi phí xây dựng mới, phải
phân tán đội ngũ quản lý cho việc xây dựng mớ Tuy nhiên việc xây mới giúp ban
lãnh đạo nắm bắt được mọi yếu tố sản xuất sau khi xây xong và hỗ trợ tối đa cho
doanh nghiệp.
Mua lại : phải trả tiền 1 lần duy nhất, có thể có sự khác biệt về văn
hóa, con người và hoạt động kinh doanh. Nhưng tiết kiệm thời gian, nhanh chóng
thâm nhập thị trường.
Bên Mua cần có thời gian để xem xét về những lợi ích và lựa chọn
phương pháp nào phù hợp để thực hiện.
1.Khách hàng và thị phần
Khi quyết định mua thì Bên Mua đã quyết định mua 1 phần hoặc
toàn bộ thị phần và khách hàng của Bên Bán. Số lượng khách hàng có thể thay đổi
sau thương vụ mua bán do sự thay đổi của một số yếu tố như quy trình,
thói quen, chất lượng sản phẩm, hợp đồng trước đó…
2.Mở rộng về mặt địa lý
Mở rộng kinh doanh tại một vùng lãnh thổ, khu vực địa lý mới,
xét theo nhiều khía cạnh, là một việc đầy thử thách. Sự am hiểu về văn hóa địa
phương là điều hết sức quan trọng. Cuối cúng, vẫn phải chú trọng nguồn nhân lực
tại địa phương.
3.Công nghệ / Sản phẩm
Việc mua lại thường giúp một công ty có được con đường ngắn hơn
trong việc tiếp cận những công nghệ mới hoặc sản phẩm mới.
4.Thương hiệu
Là một tài sản khó có thể đo lường được nhưng lại rất đáng giá
mà nhiều công ty có được. Phân tích giữa mua và xây lại đối với thương hiệu thực
sự rất khó để định lượng được
5.Con người
Đã được bàn đến ở phần 1 – khách hàng – động lực thúc đẩy cho 1
vụ mua bán. Hơn nữa còn là lãnh đạo cao cấp, nhân công chuyên môn…Những vụ mua
bán nhắm đến yếu tố con người là rủi ro và thách thức nhất.
6.Giảm chi phí sản xuất
Khi một công ty có một khoản chi phí lớn, việc mua lại một công ty
khác là con đường dễ dàng và nhanh chóng để tăng sản lượng và nhờ đó có thể tiết
kiệm chi phí hơn. Đây là một chiến lược phổ biến trong các ngành công nghiệp
khi một lượng chi phí lớn lại là chi phí cố định, nhưng phải cân nhắc tới những
thử thách và chi phí của việc sáp nhập. Bên mua cần nhận ra ý nghĩa của chi phí
sáp nhập và chi phí mua lại DN – chi phí trả trước và cần thời gian để bù đắp lại
chi phí đó.
7.Sự khác biệt/ Vị trí trên thị trường
Thị phần như là một chỉ số cho thấy sức mạnh và sức sống của một
công ty hay một dòng sản phẩm. Tuy nhiên, trong những lĩnh vực có tính cạnh
tranh cao, những bước nhảy lớn trong thị phần sẽ khó có thể đạt được nhanh
chóng bằng chiến lược xây dù có giả định rằng tất cả những đối thủ cạnh tranh của
1 công ty đều có nỗ lực như nhau.
Cần để ý đến luật chống độc quyền nếu thương vụ nhắm đến thị phần.
=> Sự phát triển cơ bản là một công việc khó
và tốn thời gian, trong khi mua là con đường tắt hấp dẫn và thường có sức cám dỗ lớn. Trong
vài trường hợp, bạn sẽ gặp phải những công ty giỏi mua bán hơn là phát triển
cơ bản công ty. Bấp chấp động lực mua bán DN là gì đi nữa, điều quan trọng
là phải bám vào lý do kinh doanh khi thực hiện một vụ giao dịch.
Michael E.S.Frankel
(M&A Căn bản, Bộ sách M&A đầu tiên tại Việt
Nam)
------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------
Đọc các bài viết về M&A TẠI ĐÂY