NHỮNG XU HƯỚNG MỚI VÀ NỀN KINH TẾ CỦA TƯƠNG LAI – John Vu

16/10/2017– Blogs of Prof. John Vu, Carnegie Mellon University – This article is translated into Vietnamese by Ngo Trung Viet with the English originals followed.
Ngày nay, mọi công ti đều cần các công nhân biết cách dùng công nghệ để giải quyết vấn đề. Các công nghệ mới đang nổi lên nhanh chóng và tác động tới mọi thứ và thay đổi cách doanh nghiệp vận hành.

Mùa hè năm ngoái, tôi tới thăm cơ xưởng nhanh của Adidas AG gần Munich, Đức nơi một người quản lí bảo tôi rằng tự động hoá là tương lai của mọi việc chế tạo. Ông ấy nói: “Chúng tôi có 160 người kiểm soát hàng trăm robots vì chúng làm 1,500 đôi giầy, hay 500,000 giầy một năm. Chúng tôi thay thế việc khâu và dán thủ công bằng máy mới có thể tạo ra hàng nghìn giầy trong vài giờ thay vì hàng tuần và tháng như ở châu Á, nơi công nhân làm điều đó bằng tay. Chúng tôi có thể nhanh chóng làm giầy, quần áo thể thao trực tiếp từ máy tính của người thiết kế và đem chúng ra thị trường trong vài tuần thay vì một năm. Bất kì kiểu cách mới nào tới, chúng tôi đều có thể làm chúng sẵn sàng trong kho của chúng tôi trong vài tuần khi chúng vẫn còn “nóng” cho nên chúng tôi có thể nắm thị trường nhanh chóng.” Tôi hỏi: “Vậy điều gì sẽ xảy ra cho những người làm giầy ở châu Á?” Ông ấy trả lời: “Sau khi chúng tôi có vài “xưởng nhanh” được thiết lập khắp thế giới, chúng tôi sẽ đóng các cơ xưởng khác vì robots là tốt hơn, nhanh hơn và rẻ hơn con người.”
Trong năm mươi năm, IBM đã chi phối ngành công nghiệp máy tính với các văn phòng đặt khắp nơi ở Mĩ. Nhưng trong vài năm qua, IBM đã tái định vị phần lớn các văn phòng của nó ở Ấn Độ. Ngày nay, IBM sử dụng 150,000 người ở Ấn Độ, và con số này vẫn đang tăng lên. Trong nhiều năm, các công ti Mĩ đã từng dịch chuyển công việc ra hải ngoại sang Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Âu, nhưng ngày nay IBM đang sử dụng nhiều người ở Ấn Độ hơn là nó dùng ở Mĩ. Khi IBM thuê nhiều người hơn ở Ấn Độ, con số nhân viên của nó ở Mĩ đã co lại đáng kể. Khi tôi tới thăm văn phòng IBM ở Bangalore, người quản lí bảo tôi: “Vài năm trước, chúng tôi khoán ngoài công việc phần mềm cho Ấn Độ, nhưng bây giờ chúng tôi đang chuyển tới đây vì có nhiều công nhân có kĩ năng ở đây hơn bất kì nước nào khác. Những công nhân này không chỉ viết mã và kiểm thử phần mềm như hai nươi năm trước, nhưng bây giờ họ đang thiết kế và xây dựng hệ thống máy tính cho các công ti toàn cầu lớn như AT&T, Shell, các công ti ngân hàng và tài chính Mĩ. Chúng tôi sẽ thiết lập các phòng thí nghiệm nghiên cứu về thông minh nhân tạo, thị giác máy tính, in 3D và xe hơi tự lái. Bằng việc chuyển sang Ấn Độ, chúng tôi có thể giữ cho chi phí giảm xuống. Lương trả cho công nhân Ấn Độ quãng một phần năm cho công nhân Mĩ, cho nên thay vì đem họ tới Mĩ như trong quá khứ, chúng tôi đang chuyển tới đây.” Tôi hỏi: “Vậy điều gì sẽ xảy ra cho những người kĩ thuật làm việc cho IBM ở Mĩ?” Ông ấy giải thích: “Nhiều người không cập nhật kĩ năng của họ cho nên điều họ biết không còn được cần nữa, nên chúng tôi đã sa thải họ. Để cạnh tranh với các công ti kĩ thuật hàng đầu như Google, Microsoft, và Apple những công ti có thể thu hút những người tốt nghiệp mới, chúng tôi phải tìm những người tốt nghiệp mới với kĩ năng mới.”
Dựa trên những quan sát này, điều rõ ràng là tự động hoá sẽ phá huỷ nhiều công việc thủ công và tạo ra thất nghiệp cao ở các nước mà nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc vào “lao động chi phí thấp.”  Dường như là với hạn chế về di trú, và thiếu hụt công nhân có kĩ năng, nhiều công ti sẽ phải tái định vị công việc kĩ thuật của họ ra hải ngoại. Mặc dầu những xu hướng này vẫn còn đang tiến hoá,  chúng sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế tương lai của một nước có thể là gì. Liệu nền kinh tế sẽ thịnh vượng hay chao đảo sẽ tuỳ thuộc vào cách họ phản ứng với những thay đổi này. Ngày nay công nghệ dẫn lái mọi thứ, làm thay đổi mọi thứ, và tác động vào mọi thứ và để tận dụng ưu thế của điều này; hệ thống giáo dục phải thay đổi.
Vài tháng trước, một người bạn bảo tôi: “Sẽ mất thời gian lâu cho hệ thống giáo dục ở nước tôi thay đổi. Chúng tôi đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, nó có là tình huống vô vọng không?” Tôi bảo anh ấy: “Có các trường công và trường tư và cạnh tranh về sinh viên giữa họ sẽ là dữ dội. Nếu trường công không thể thay đổi được thì có lẽ, trường tư sẽ nắm lấy cơ hội này bằng việc tạo ra chương trình bằng cấp đặc biệt hội tụ nhiều hơn vào phát kiến công nghệ và khởi nghiệp. Chìa khoá là những chương trình như vậy nên được dạy bởi các giảng viên trong khoa có kĩ thuật cao, người hiểu chủ đề môn học tốt và có thể truyền đạt tri thức cho học sinh. Để làm điều đó những trường này sẽ cần thuê những thầy giáo nhiệt tình nhất, người thông thái về các khía cạnh khác nhau của việc áp dụng công nghệ để giải quyết vấn đề. Họ cần thay đổi phương pháp dạy từ đọc bài giảng sang học qua hành. Họ cần thay đổi thái độ của học sinh từ học thụ động sang học chủ động. Nếu họ có thể làm được điều đó, mọi sự sẽ thay đổi nhanh chóng. Đây là những yếu tố thường bị thiếu trong “cách tiếp cận tháp ngà” của trường truyền thống. Đó là lí do tại sao các chương trình hàn lâm không hiệu qua như chúng có thể trong việc phát triển nền kinh tế của tương lai.”


-------------------------------------------------------------
Giáo sư John Vu, một người Mỹ gốc Việt, là một nhà khoa học nổi tiếng nước Mỹ thuộc trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới. Ông từng là Phó Chủ tịch của Boeing. Sau khi rời Boeing, GS John Vu hiện là viện trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ÐH Carnegie Mellon. Ông là dịch giả/tác giả bộ sách Hành Trình về Phương Ðông, Ðường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Ðỉnh Tuyết Sơn,… và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.
-------------------------------------------------------------

—English version—

New trends and the economy of the future
Today, every company needs workers who know how to use technologies to solve the problem. New technologies are emerging fast and impacting everything and change the way businesses operate.
Last summer, I visited Adidas AG’s speed factory near Munich, Germany where a manager told me that automation is the future of all manufacturing. He said: “We have 160 people control hundreds of robots as they make 1,500 pairs of shoes a day, or 500,000 shoes a year. We replace manual stitching and gluing with new machines that can create thousands of shoes in a matter of few hours instead of weeks and months as in Asia, where workers do it by hands. We can quickly make shoes, sports clothes directly from the designers’ computers and bring them to the market in a few weeks instead of one year. Any new fashion that comes, we can have them readied in our store in a few weeks when they are still “hot” so we can capture the market quickly.” I asked: “Then what will happen to people who make shoes in Asia?” He answered: “After we have several “speed factory” established around the world, we will close other factories because robots are better, faster and cheaper than human.”
For fifty years, IBM dominated the computer industry with offices located all over the U.S. But in the past few years, IBM has relocated most of its offices to India. Today, IBM employs over 150,000 people in India, and the number is still increasing. For many years, U.S. companies have been shifting works overseas to India, China, and Eastern Europe countries, but today IBM is employing more people in India than it does in the U.S. As IBM is hiring more in India, its number of employees in the U.S. has shrunk significantly. When I visited IBM office in Bangalore, a manager told me: “A few years ago, we outsource software works to India, but now we are moving here because there are more skilled workers here than any other countries. These workers do not just code and test software like twenty years ago, but now they are designing and building computer systems for large global companies like AT&T, Shell. U.S. Banks and Finance companies. We will establish research labs in Artificial intelligence, computer vision, 3D printing and self-driving cars. By moving to India, we can keep our costs down. The salaries paid to Indian workers are about a third to a fifth of the U.S. workers so instead of bringing them to the U.S. as in the past, we are moving here. I asked: “Then what will happen to technical people who work for IBM in the U.S? He explained: “Many do not update their skills so what they know is no longer need, so we have laid them off. To compete with top technology companies such as Google, Microsoft, and Apple who can attract the new graduates, we must find new graduates with new skills.”
Based on these observations, it is clear that automation will destroy many labor works and create high unemployment in countries where the economy is still depending on the “low-cost labor factor.”  It also seems that with a restriction on immigration, and the shortage of skilled workers, many companies will have to relocate their technical works overseas. Although these trends are still evolving,  they will influence what the future economy of a country could be. Whether the economy will prosper or flounder will depend on how they react to these changes. Today technology drives everything, change everything, and impact everything and to take advantage of this; the education system must change.

A few months ago, a friend told me: “It would take a long time for the education system in my country to change. We have missed many opportunities, is it a hopeless situation? I told him: “There are public schools and private schools and the competition for students among them will be fierce. If the public schools cannot change then perhaps, the private schools will seize the opportunity by creating specific degree programs focused more on technology innovation and entrepreneurship. The key is that such programs should be taught by highly technical faculty members who understand the subject matter well and can convey the knowledge to students. To do that these schools will need to hire enthusiast teachers who are knowledgeable about different aspects of applying technology to solve problems. They need to change the teaching methods from lecturing to learning by doing. They need to change the attitude of students from passive learning to active learning. If they can do that, things will change quickly. These are factors that are often missing in the “ivory tower approach” of traditional schools. That is why academic programs are not as effective as they might be in developing the economy of the future.”