CÔNG NGHỆ NHƯ GIẢI PHÁP – John Vu

18/10/2017 - – Blogs of Prof. John Vu, Carnegie Mellon University – This article is translated into Vietnamese by Ngo Trung Viet with the English originals followed.
Tuần trước, một người bạn gọi điện thoại cho tôi và than: “Tất cả chúng ta đều muốn có giáo dục tốt hơn cho con cái. Trong quá khứ, chúng ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, nhưng tôi lo nghĩ chúng ta sẽ bỏ lỡ nhiều hơn trong tương lai nếu không có hành động cải tiến hệ thống giáo dục để đáp ứng nhu cầu xã hộ chúng ta. Chúng ta biết rằng Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) là bản chất ch cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư, nhưng cho tới giờ, nói thì nhiều mà làm lại chẳng mấy.”

Tôi bảo anh ấy: “Giáo dục STEM là mấu chốt, nhưng nó sẽ yêu cầu đầu tư lớn vào đào tạo thầy giáo và có thể mất nhiều năm thực hiện. Anh không thể có giáo dục STEM thích hợp mà không có thầy giáo có kĩ năng. Nhưng sẽ mất nhiều năm để đào tạo thầy giáo mới và cải tiến chương trình đào tạo, đến lúc đó toàn thể thế hệ học sinh có thể bị bỏ sót. Tôi nghĩ cách thực tế là phát triển nhiều lớp học trực tuyến hội tụ vào các kĩ năng kĩ thuật đặc biệt, tương tự như Môn học trực tuyến mở cho đại chúng (MOOCs) ở Mĩ để cho bất kì ai muốn học đều có thể học những kĩ năng này một cách nhanh chóng để phát triển nghề nghiệp của họ tương ứng. Ngày nay chúng ta có nhiều học sinh vào trường mà không có phương hướng, không có mục đích, chỉ muốn có bằng cấp. Cuối cùng, họ cũng có bằng cấp, nhưng không có kĩ năng, nhiều người kết thúc trong hàng người thất nghiệp. Chúng ta cũng có những học sinh muốn học nhưng không thể vào được đại học vì hoặc gia đình họ không đảm đương được việc trả tiền cho giáo dục của họ hoặc họ không đỗ kì thi điều cho phép họ vào đại học. Tuy nhiên, nếu họ muốn học các kĩ năng cần thiết, đặc biệt trong công nghệ, chúng ta nên cung cấp cho họ các cơ hội vì ngày nay nhiều công ti đang thuê các công nhân dựa trên chất lượng, không dựa trên bằng cấp.”
Anh ấy hỏi: “Tại sao hội tụ vào công nghệ? Thế khoa học, kĩ nghệ và toán học thì sao?”
Tôi giải thích: “Anh cần tất cả chúng cho việc cải tiến dài hạn. Giáo dục STEM về bản chất là cho nền kinh tế tương lai, nhưng hiện thời, công nghệ có thể là cách tốt nhất để cải tiến nền kinh tế vì những thay đổi khác có thể mất quá lâu để thực hiện. Chẳng hạn, chúng ta không có đủ thầy giáo có kĩ năng trong công nghệ cho mọi trường, nhưng một thầy giáo công nghệ dạy trực tuyến có thể có hàng trăm hay thậm chí nhiều học sinh hơn. Nếu chúng ta phát triển các môn học trực tuyến lập trình, chúng ta có thể đào tạo hàng nghìn lập trình viên trong thời gian ngắn cho thị trường việc làm.”
Anh ấy do dự: “Điều này dường như giống mơ của giáo sư …”
Tôi giải thích: “Nhưng nó có thể là thực tại chứ. Có vài thầy giáo để phát triển môn học trực tuyến là không khó. Chừng nào học sinh muốn học, chúng ta nên cung cấp cho họ cơ hội để cho họ có thể học hiệu quả. Có vô số khả năng để áp dụng công nghệ giải quyết vấn đề giáo dục. Ngày nay nhiều người có laptop, máy tính bảng, và điện thoại thông minh và họ có thể truy nhập vào những môn học trực tuyến này. Ngay cả những người sống ở các làng vùng sâu vùng xa cũng có thể có cùng đào tạo như những người ở thành phố lớn. Có số đông công nhân có kĩ năng để làm việc có thể làm tăng tốc cải tiến kinh tế.”
Bạn tôi cảm thấy không thoải mái: “Anh nói thì dễ đấy nhưng có thể không dễ thực hiện đâu.”
Tôi bảo anh ấy: “Điều đó là có thể, các nước khác đã làm đích xác điều đó. Chính phủ Ấn Độ đã cung cấp máy tính bảng Akash cho hàng nghìn trẻ em trong các trường của họ để chúng có thể học kĩ năng lập trình. Uruguay, Equador, và Chile đã bắt đầu dự án tương tự năm 2008 bằng việc đem laptops tới cho mọi trường tiểu học để cho học sinh của họ có thể có được giáo dục nền tảng, ngay cả ở các khu vực xa xôi nơi không có đủ thầy giáo. Ngày nay đa số trẻ em ở Chile, Equador, Uruguay đang viết mã và tạo ra app di động. Điều này có thể xảy ra ở các nước khác nữa.”
Bạn tôi dường như ngạc nhiên: “Anh chủ trương rằng trẻ em học lập trình máy tính sao?”
Tôi bảo anh ấy: “Ngày nay lập trình đã trở thành kĩ năng bản chất, tương tự như đọc, viết và số học. Sớm hay muộn, mọi học sinh đều phải biết cách viết mã. Điều tôi nghĩ là để thay đổi hệ thống giáo dục, chúng ta cần cái gì đó có thể đột phá giáo dục, và công nghệ là một lực đột phá. Tôi nghĩ các môn học trực tuyến có thể đột phá các lớp học truyền thống; các trường trực tuyến có thể làm thay đổi các trường truyền thống, và phương pháp dạy trực tuyến như “học qua hành” có thể đột phá phương pháp đọc bài giảng truyền thống. Chúng ta biết rằng công nghệ làm thay đổi mọi thứ, tác động tới mọi thứ, cho nên chúng ta có thể tận dụng ưu thế của công nghệ, để cải tiến hệ thống giáo dục. Tôi nghĩ cùng tiến bộ giúp cho các nước đã phát triển để phát kiến cũng có thể được dùng ở các nước khác nữa. Chúng ta cần giải pháp nhanh chóng cho vấn đề hiện thời về cung cấp đào tạo kĩ năng cho học sinh, những người cần việc làm để cho họ có thể có năng suất và đóng góp cho xã hội. Có thiếu hụt công nhân có kĩ năng trên khắp thế giới cho nên tại sao không đào tạo họ về những kĩ năng đang được cần để họ có thể kiếm được việc làm bây giờ? Nó có thể không phải là giải pháp tốt nhất; nó có thể không phải là giải pháp dài hạn, nó có thể không giải quyết được mọi vấn đề, nhưng nó có thể giúp cho những học sinh không thể đảm đương được bốn năm đại học. Câu hỏi của tôi là giải pháp tồn tại nhưng bạn có muốn nắm lấy nó hay vẫn tiếp tục bỏ lỡ cơ hội khác?”


 -------------------------------------------------------------
Giáo sư John Vu, một người Mỹ gốc Việt, là một nhà khoa học nổi tiếng nước Mỹ thuộc trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới. Ông từng là Phó Chủ tịch của Boeing. Sau khi rời Boeing, GS John Vu hiện là viện trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ÐH Carnegie Mellon. Ông là dịch giả/tác giả bộ sách Hành Trình về Phương Ðông, Ðường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Ðỉnh Tuyết Sơn,… và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.
-------------------------------------------------------------

—English version—

Technology as a solution
Last week, a friend called me and lamented: “We all want to have a better education for our children. In the past, we have missed many opportunities, but I am worried we will miss more in the future if there is no action to improve the education system to meet our society’s needs. We know that Science Technology, Engineering, and Math (STEM) are essential for the fourth industrial revolution, but so far, there are a lot of talks but not much action.”
I told him: “STEM education is critical, but it would require significant investment in teachers’ training and could take many years to implement. You cannot have an adequate STEM education without skilled teachers. But it would take many years to train new teachers and improve the training program, by that time an entire generation of the student may be left out. I think the practical way is to develop more online classes focus on specific technology skills, similar to the Massive Open Online Courses (MOOCs) in the U.S. so that whoever wants to learn could learn these skills quickly to develop their career accordingly. Today we have many students who go to school without any direction, without goals, but only want a degree. Eventually, they have a degree, but without skills, many end up in the unemployment lines. We also have students who want to learn but could not go to college because either their family cannot afford to pay for their education or they did not pass the exam that allows them to go to college. However, if they want to learn the needed skills, especially in technology, we should provide them with the opportunities because today many companies are hiring workers based on qualifications, not degree.”
He asked: “Why focus on technology? What’s about Science, Engineering, and Math?
I explained: “You need all of them for the long-term improvement. STEM education is essential for the future economy, but currently, technology may be the best way to improve the economy because other changes may take too long to implement. For example, we do not have enough skilled teachers in technology for all schools, but a technology teacher who teaches an online course can have hundred or even more students. If we develop several programming online courses, we could train thousands of programmers in a short time for the job market.”
He hesitated: “This might seem like a dream by a professor …”
I explained: “But it could be a reality. Having a few teachers to develop online courses is not difficult. As long as students want to learn, we should provide them with the opportunity so they can be productive. There are endless possibilities to apply technology to solve the education problems. Today many people have a laptop, tablet, and smartphone and they can access to these online courses. Even people who live in remote villages could have the same training as people in the big city. Having a high number of skilled workers to work could accelerate the economic improvement.”
My friend did not feel comfortable: “It is easy for you to say but may not easy to implement.”
I told him: “It is possible, other countries already did exactly that. The Indian government provided the Akash tablets to thousands of children in their schools so they can learn programming skills. Uruguay, Equador, and Chile started a similar project in 2008 by giving laptops to all elementary schools so their students can get a fundamental education, even in remote areas where there are not enough teachers, Today a majority of children in Chile, Equador, Uruguay are writing code and creating mobile apps. This could happen in other countries too.”
My friend seemed surprised: “Are you advocating that children learn computer programming?”

I told him: “Today programming has become an essential skill, similar to reading, writing, and arithmetic. Sooner or later, every student must learn how to write code. What I think is in order to change the education system, we need something that can disrupt it, and technology is a force for disruption. I think online courses can disrupt traditional classrooms; Online schools can change the traditional schools, and online teaching methods such as “learning by doing” can disrupt the traditional lecturing method. We know that technology changes everything, impacts everything, so we could take advantage of technology, to improve the education system. I think the same advances that help developed countries to innovate can also be used in others countries too. We need a quick solution for the current issue of providing skills training to students who need  a job so they can be productive and contribute to the society. There is a shortage of skilled workers all over the world so why not train them on the skills that are needed so they can get a job now? It may not be the best solution; it may not be a long-term solution, it may not solve all problems, but it could help students who could not afford four more years of college. My question is the solution exist but do you want to seize it or continue to miss another opportunity?”