THỰC THI CÔNG TY KHỞI NGHIỆP – John Vu

15/12/2016 – Blogs of Prof. John Vu, Carnegie Mellon University – This article is translated into Vietnamese by Ngo Trung Viet with the English originals followed.
Trong vài năm qua, tôi đã tham dự nhiều cuộc hội nghị công ti khởi nghiệp công nghệ nơi các nhà doanh nghiệp chia sẻ ý tưởng của họ. Tôi thấy rằng nhiều nhà doanh nghiệp thích nói về ý tưởng của họ hay các mẫu hình của họ, nhưng ít người nói về việc thực thi của họ hay điều họ đã học được bằng việc làm công ti khởi nghiệp. Tôi bao giờ cũng dạy cho sinh viên của tôi: “Ý tưởng là tốt nhưng thành công trong doanh nghiệp khởi nghiệp là về cách các em thực hiện nó và quản lí công ti của các em để làm cho mọi việc được thực hiện. Nói thì dễ, dễ đi tới các ý tưởng, nhưng công ti khởi nghiệp là về làm ra tiền và đột phá thị trường.”

Nhiều nhà doanh nghiệp thích nói về các mẫu hình của họ như Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zuckerberg và Elon Musk nhưng phần lớn trong số các câu chuyện đó là “huyền thoại” hay “trang điểm” hơn là thực tại. Tôi thường dạy cho sinh viên: “Những người này đã không bắt đầu công ti của họ bởi bản thân họ mà có nhiều người đã giúp họ. Những người “vô danh” này đã làm cho mọi sự xảy ra. Những người như Bill Gates hay Steve Jobs đã thành công bởi vì họ có nhiều người tài làm việc cho họ. Thách thức cho mọi công ti khởi nghiệp là tìm ra người có kĩ năng đúng để làm cho mọi thứ được thực hiện. Một mình ý tưởng không làm ra thành công cho công ti khởi nghiệp, nhưng con người làm cho thành công. Một trong những lí do làm cho công ti khởi nghiệp thất bại là vì những người sáng lập không có kĩ năng để quản lí con người. Nhà doanh nghiệp phải biết họ KHÔNG biết và sẵn lòng học hỏi, phát triển kĩ năng mới, ngay cả từ sai lầm. Steve Jobs đã thừa nhận rằng ông ấy không biết về quản lí công ti, cho nên ông ấy đã thuê người khác để giúp, nhưng không có tri thức doanh nghiệp, ông ấy đã để cho họ kiểm soát công rồi đuổi ông ấy để chiếm công ti.  Ông ấy nói: “Tôi đã phải nuốt viên thuốc đắng hơn, nhưng tôi cũng học từ điều đó. Bài học này đáng giá với số tiền.” Vấn đề ngày nay là nhiều nhà doanh nghiệp không biết mấy nhưng GIẢ VỜ biết mọi thứ,  họ thường có thái đội kiêu căng “biết tuốt”, và đó là lí do tại sao nhiều người thất bại.”
Nhà doanh nghiệp thành công biết cách thuê người thông minh và có kinh nghiệm để chuyển ý tưởng thành sản phẩm kinh doanh. Họ biết cách đặt mục đích doanh nghiệp và các độ đo để theo dõi tiến bộ của họ. Họ biết cách trao đổi viễn kiến của họ với người khác và thực hiện nó trong các hoạt động hàng ngày. Họ học lắng nghe khách hàng, giám sát thị trường và sẵn lòng thay đổi ý tưởng khi cần. Một doanh nghiệp khởi nghiệp cần khách hàng cho nên nhà doanh nghiệp phải biết cách lắng nghe cẩn thận và chuyển giao giải pháp cho khách hàng và giữ cho họ thoả mãn. Một khi công ti khởi nghiệp bắt đầu có khách hàng, đó là việc kinh doanh, và qui tắc của kinh doanh là phải sinh lời được cho nên nhà doanh nghiệp phải rất cẩn thận về việc quản lí tiền của họ. Sai lầm thông thường mà nhiều nhà doanh nghiệp phạm phải là cố gây ấn tượng cho người khác với những danh hiệu to lớn như “Giám đốc điều hành” hay “Chủ tịch” và chi tiền như họ là người giầu. Tôi bao giờ cũng khuyên sinh viên của tôi: “Các em chỉ mới bắt đầu một công ti nhỏ và đang tìm khách hàng để làm ra tiền cho nên đừng đóng vai như các em là ai đó. Danh hiệu tốt nhất các em có thể tự gọi mình là “Người sáng lập” của công ti khởi nghiệp. Các em sẽ không gây ấn tượng được lên các nhà đầu tư hay khách hàng với danh hiệu lớn của doanh nghiệp truyền thống vì nó không có nghĩa vào lúc đó. Là người sáng lập, các em là tấm gương vai trò cho tổ của các em. Các thành viên tổ đi theo tấm gương của người họ tôn kính. Nếu các em đóng vai như ai đó, họ sẽ đi theo với mọi kiểu danh hiệu và mọi người lâm vào thái độ kiêu ngạo và điều đó là không tốt cho doanh nghiệp.”
Nhà doanh nghiệp giỏi làm việc cần mẫn để vượt qua các chướng ngại và bao giờ cũng biết giới hạn của họ. Họ làm tiến bộ từng bước một và dần dần tăng trưởng cho tới khi họ đạt tới mục đích của họ. Họ tích cực tìm kiếm phản hồi từ khách hàng để cải tiến sản phẩm của họ. Họ sẵn sàng học và thay đổi dựa trên cái vào mới và linh hoạt điều chỉnh theo thay đổi trong thị trường. Công ti khởi nghiệp là doanh nghiệp rủi ro, nhưng phần thưởng có thể là lớn, nếu bạn đang đầu tư thời gian và nỗ lực của bạn và sẵn lòng học từ sai lầm.

-------------------------------------------------------------
Giáo sư John Vu, một người Mỹ gốc Việt, là một nhà khoa học nổi tiếng nước Mỹ thuộc trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới. Ông từng là Phó Chủ tịch của Boeing. Sau khi rời Boeing, GS John Vu hiện là viện trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ÐH Carnegie Mellon. Ông là dịch giả/tác giả bộ sách Hành Trình về Phương Ðông, Ðường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Ðỉnh Tuyết Sơn,… và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.

-------------------------------------------------------------
—English version—

Startup execution
For the past several years, I have attended many technology startup conferences where entrepreneurs shared their ideas. I found that many entrepreneurs love to talk about their idea or their heroes, but few would talk about their execution or what they have learned by doing a startup. I always teach my students: “Idea is good but success in a startup business is about how you implement it and manage your company to get things done. It is easy to talk, it is easy to come up with ideas, but the startup is about making money and disrupt the market.”
Many entrepreneurs love to talk about their heroes like Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zuckerberg and Elon Musk but most of them are “Myths” or “Make-Up” stories rather than actuals. I often teach students: “These people did not start their company by themselves but had many who helped them. These “unknown” people made things happen. People like Bill Gates or Steve Jobs were successful because they had many talented people work for them. The challenge of every startup is to find people with the right skills to get things done. The idea alone does not make a startup success, but people do. One of the reasons startups fails because founders do not have the skill to manage people. Entrepreneurs should know what they DO NOT know and are willing to learn, to develop new skills, even from mistakes. Steve Jobs admitted that he did not know about managing a company, so he hired others to help, but without business knowledge, he let them control the company then fired him to take over the company.  He said: “I have to swallow a bitter pill, but I also learn from it. This lesson is worth every penny.” The problem today is many entrepreneurs do not know much but PRETEND to know everything,  they often have arrogant “know all” attitude, and that is why many failed.”
Successful entrepreneurs know how to hire smart and experienced people to convert the idea to a business product. They know how to set business goals and metrics to track their progress. They know how to communicate their vision to others and implement it into daily activities. They learn to listen to customers, monitor the market and willing to change idea when necessary. A startup business needs customers so entrepreneur must know how to listen well and deliver solutions to customers and keep them satisfy. Once startup begins to have customers, it is a business, and the rule of business is to be profitable so entrepreneurs must be very careful about managing their money. The common mistake many entrepreneurs made is to try to impress others with a big title like “Chief Executive Officer” or “President” and spend money like they are rich. I always advise my students: “You just start a small company and looking for customers to make money so do not act like you are somebody. The best title you can call yourself is “Founder” of a startup. You will not impress investors or customers with big titles of traditional business because it does not make sense at that time. As a founder, you are the role model for your team. Team members follow the example of the people they look up to. If you act like somebody, they will follow with all types of title and everybody is getting into an arrogant attitude and that is not good for business.”
The best entrepreneurs work hard to overcome obstacles and always know their limit. They make progress step by step and slowly growing until they reach their goals. They are actively seeking feedbacks from customers to improve their products. They are willing to learn and change based on new input and be flexible to adjust to changes in the market. The startup is a risky business, but the reward could be great, if you are investing your time and effort and willing to learn from mistakes.