TIẾP TỤC HỌC NỮA – John Vu

28/09/2017 – Blogs of Prof. John Vu, Carnegie Mellon University – This article is translated into Vietnamese by Ngo Trung Viet with the English originals followed.
Sau khi đọc bài blog “Khởi nghiệp để học, học để khởi nghiệp,” một nhà doanh nghiệp viết cho tôi: “Điều gì sẽ xảy ra khi tôi xây dựng một sản phẩm, nhưng khách hàng không muốn mua? Làm sao tôi có thể học được từ sai lầm này? Tôi có nên đi sang khách hàng khác không? Tôi có nên bắt đầu mọi thứ mới không? Tôi bị lẫn lộn về làm gì ở đây. Xin thầy lời khuyên.”

Đáp:  Nhiều nhà doanh nghiệp “lần đầu” tin rằng nếu họ có ý tưởng, có khả năng thực hiện nó thành sản phẩm, bán nó cho khách hàng rồi làm ra nhiều tiền. Sự kiện là ở chỗ hầu hết các công ti khởi nghiệp đã thất bại vì phần lớn các ý tưởng đều sai.  Nếu không có khách hàng, không có công ti khởi nghiệp. Trong tình huống đó, nhiều nhà doanh nghiệp thất vọng và từ bỏ, và họ KHÔNG học được cái gì.
Để thành công là nhà doanh nghiệp, bạn cần học từ mọi sai lầm bạn phạm phải và liên tục THAY ĐỔI ý tưởng của bạn thành cái gì đó có thể đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng. Sự kiện là bạn sẽ thay đổi ý tưởng của bạn vài lần cho tới khi bạn có được cái gì đó mà khách hàng sẵn lòng trả tiền cho nó. Câu hỏi của bạn là liệu có nên tiếp tục với cùng ý tưởng với các khách hàng khác không? Hay bắt đầu mọi thứ mới? Câu trả lời của tôi là: Bạn cần nhìn vào trong tuyên bố giá trị của bạn để xác định liệu sản phẩm của bạn có sánh đúng với điều khách hàng cần hay không? Làm sao bạn đi tới ý tưởng này và xây dựng ra sản phẩm ngay chỗ đầu tiên? Bạn có nhận diện khách hàng trước khi xây dựng sản phẩm không? Việc có câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ giúp bạn học được từ sai lầm của bạn.
Trong lớp của tôi, mọi ý tưởng đều phải là một “giải pháp cho vấn đề.” Và vấn đề phải tới từ khách hàng. Lúc bắt đầu lớp, sinh viên phải phỏng vấn khách hàng để biết nhiều hơn về vấn đề của họ và nhu cầu của họ TRƯỚC KHI thậm chí đề nghị ý tưởng cho tôi chấp nhận. Điều đó nghĩa là dựa trên ý tưởng mà họ có trong tâm trí, họ phải đi hỏi khách hàng. Điều đó nghĩa là họ phải nhận diện khách hàng trước hết và biết chi tiết về vấn đề của họ. Chỉ bằng việc biết vấn đề của họ là gì, thì họ có thể phát triển giải pháp. Chỉ bằng việc tuân theo qui trình này, họ có thể đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng.
Ngay cả biết nhu cầu của khách hàng là gì, tôi vẫn không cho phép họ xây dựng sản phẩm. Họ chỉ có thể xây dựng bản mẫu rồi quay lại khách hàng lần nữa để yêu cầu khách hàng kiểm nghiệm lại điều họ xây dựng có là điều khách hàng sẵn lòng trả tiền mua nó không. Trong thời gian này, khách hàng có thể đồng ý hay không đồng ý với giải pháp được làm bản mẫu của họ. Nếu khách hàng thích nó, họ có thể tiếp tục phát triển sản phẩm. Nếu khách hàng không thích nó, họ phải quay lại và bắt đầu mọi thứ mới (bắt đầu lại). Tuy nhiên phần lớn thời gian, khách hàng yêu cầu họ sửa đổi hay thêm vài chức năng để cho nó có thể giải quyết được vấn đề tốt hơn (thử nghiệm). Chỉ bằng việc tuân theo qui trình nghiêm ngặt này, họ có thể thành công.
Với mọi công ti thành công, có hàng nghìn thất bại vì các nhà doanh nghiệp đã không học từ sai lầm của họ. Tôi bảo sinh viên của tôi: “Các em bắt đầu cái gì đó để học, và các em học cái gì đó để bắt đầu.” Trong khi bắt đầu, các em sẽ sẽ phạm phải sai lầm, và các em học từ chúng. Các em càng phạm nhiều sai lầm, các em càng học nhiều hơn.
Vài năm trước, đã có một công ti khởi nghiệp tên là Odeo. Những nhà doanh nghiệp này đã thử nhiều ý tưởng và đã phạm nhiều sai lầm. Họ tiếp tục thay đổi ý tưởng của họ nhiều làn để đáp ứng với điều khách hàng cần, nhưng chẳng cái gì có tác dụng. Nhiều thành viên tổ bỏ đi, nhưng những người sáng lập vẫn nhất định không thay đổi vì họ tin vào việc học từ sai lầm. Họ đã vay tiền để xây dựng sản phẩm, những vẫn không làm ra đủ tiền. Cuối cùng, họ nói với các nhà đầu tư rằng họ sẵn sàng trả lại bất kì số tiền nào còn lại cho nhà đầu tư vì họ không muốn nhà đầu tư mất thêm tiền. Các nhà đầu tư nói: “Các anh đã thử nhiều thứ, nhiều ý tưởng, và đã học được từ nhiều sai lầm. Tại sao các anh không giữ tiền và thử thêm một ý tưởng nữa? Tôi thà làm việc với ai đó ít nhất đã học được cái gì đó hơn là ai đó chả học được gì mấy.”
Những nhà doanh nghiệp này đã thảo luận đi tới một ý tưởng mới đơn giản rằng trao đổi kinh doanh nên ngắn gọn và súc tích, không quá 140 kí tự. Họ đã đổi tên công ti thành Twitter. Twitter đã là công ti được xây dựng từ nhiều thất bại và ý tưởng bởi một nhóm người đã cam kết làm việc cùng nhau qua mọi thăng trầm của cuộc hành trình công ti khởi nghiệp. Đó là điều tôi ngụ ý bởi “học từ sai lầm và tiếp tục học, thay đổi, thử nghiệm, bắt đầu lại cho tới khi bạn thành công.”
-------------------------------------------------------------
Giáo sư John Vu, một người Mỹ gốc Việt, là một nhà khoa học nổi tiếng nước Mỹ thuộc trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới. Ông từng là Phó Chủ tịch của Boeing. Sau khi rời Boeing, GS John Vu hiện là viện trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ÐH Carnegie Mellon. Ông là dịch giả/tác giả bộ sách Hành Trình về Phương Ðông, Ðường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Ðỉnh Tuyết Sơn,… và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.
-------------------------------------------------------------

—English version—

Keep on learning
After reading the blog ” Startup to learn, Learn to startup,” an entrepreneur wrote to me: “What will happen when I build a product, but the customers do not want to buy? How can I learn from this mistake? Should I go to another customer? Should I start everything new? I am confused about what to do here. Please advise.”
Answer: “Many “first-time” entrepreneurs believe that if they have an idea, be able to implement it into a product, sell it to customers then make a lot of money. The fact is that most startups failed because most ideas were wrong.  If there are no customers, there is no startup. In that situation, many entrepreneurs frustrated and quit, and they do NOT learn anything.
To be successful as an entrepreneur,  you need to learn from every mistake that you made and continue to CHANGE your idea into something that can meet the customer’s needs. The fact is you will change your idea several times until you get something that the customers are willing to pay for it. Your question is whether to continue with the same idea to different customers? Or start everything new? My answer is: You need to look into your value propositions to determine if your product matches what the customer needs or not? How did you come up with the idea and build the product in the first place? Did you identify the customers before building your product? Having the answers to these questions will help you to learn from your mistake.
In my class, every idea must be a “solution to a problem.” And the problem must come from the customers. At the beginning of the class, students must interview the customers to learn more about their problems and their need BEFORE even propose the idea to me for approval. That means based on the idea that they have in mind, they must go ask the customers. It means they have to identify the customers first and know about their problems in detail. Only knowing what their problems are, then they can develop the solutions. Only by following this process, they could meet the needs of the customers.
Even knowing what the customers’ needs, I do not allow them to build the product. They can only build a prototype then go back to the customers again to ask them to verify that what they build is what the customers are willing to pay for it. During this time, the customers may agree or not agree with their prototyping solution. If the customers like it, they can continue to develop the product. If the customers do not like it, they have to go back and start everything new (Restart). However most of the time, the customers ask them to modify or adding a few functions so it could solve the problem better (Pivot). Only by following this rigorous process, they can succeed.
For every successful company, there are thousands of failures because the entrepreneurs did not learn from their mistakes. I told my students: “You start something to learn, and you learn something to start.” During the starting, you will make mistakes, and you learn from them. The more mistakes you make, the more you learn.
A few years ago, there was a start-up company called Odeo. These entrepreneurs had tried many ideas and made many mistakes. They kept changing their ideas many times to meet what the customers need, but nothing was working. Many team members quit, but the founders remained firm because they believed in learning from mistakes. They borrowed money to build the product, but still not making enough money. Finally, they told the investors that they were willing to return whatever money left to investors because they did not want the investors to lose more money. The investors said: “You have tried many things, many ideas, and learned from many mistakes. Why don’t you keep the money and try one more idea? I rather work with someone who has at least learned something than someone who has not learned much.”

These entrepreneurs discussed came up with a simple new idea that business communication should be short and concise, no more than 140 characters. They changed the name of the company to Twitter. Twitter was a company built from many failures  and ideas by a group of people who have committed to work together through all the ups and downs of the startup’s  journey. That is what I mean by “learning from the mistakes and keep on learning, changing, pivoting, restarting until you succeed.”