TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐỌC – John Vu

28/09/2017– Blogs of Prof. John Vu, Carnegie Mellon University – This article is translated into Vietnamese by Ngo Trung Viet with the English originals followed.
Ngày nay học sinh không đọc sách mà ưa thích các thiết bị điện tử. Ngay cả trong lớp của tôi, nhiều học sinh đều đặn nhìn vào điện thoại di động và laptop của họ để xem tin nhắn ngắn từ bạn bè hay tin tức từ Facebook.

Năm ngoái các khảo cứu của chính phủ Mĩ thấy rằng từ năm 1990, số phần trăm học sinh trung học là người đọc sách đã giảm từ 75% xuống 52%, và số phần trăm sinh viên đại học đã giảm từ 64% xuống 32%.  Nhưng số phần trăm này che giấu một điều quan trọng: Phần lớn điều họ đọc là từ Google, Twitter, tin nhắn và Facebook, không phải văn học, lịch sử, hay thậm chí tiểu thuyết. Ngay cả một số người lớn cũng dừng đọc sách và báo chí. Điều họ đọc phần lớn là cái gì đó ngắn, dễ đọc và dễ quên thay vì cái gì đó có nghĩa.  Một giáo sư than: “Dường như chúng ta đang đi tới một thế hệ “không hiểu biết mới.” Những người này chỉ đọc lướt qua cái gì đó để cho họ có thể nói theo kiểu hội thoại hàng ngày nhưng không hiểu sâu về bất kì chủ đề nào họ đang nói tới.”
Một nhà tâm lí có lần đã nói với tôi: “Vấn đề là trẻ em không đọc sách vì bố mẹ chúng không đọc nữa. Anh nhìn vào mọi gia đình ngày nay và hỏi bao nhiêu bố mẹ đang đọc cùng con họ? Bao nhiêu người trong số họ đang đọc vì thích thú? Hay họ ưa thích TV, Netflix hay YouTube. Trẻ em lớn lên khi nhìn bố mẹ chúng, và bố mẹ vẫn hỏi tại sao con họ không đọc sách? Tại sao tri thức của chúng nông cạn thế? Tại sao chúng không nghĩ sâu sắc hơn? Tại sao chúng không có đủ kiên nhẫn? Tại sao chúng phát cáu dễ dàng? Câu trả lời là đơn giản: Vì não chúng đang phát triển với tốc độ của Internet và xung điện tử.”
Trẻ em sẽ đọc nếu bố mẹ chúng đọc. Chúng sẽ đọc nhiều hơn vì bố mẹ chúng làm gương về hành vi đọc tốt. Nếu bố mẹ bao giờ cũng đọc sách cùng chúng khi chúng còn nhỏ, chúng sẽ phát triển thói quen đọc tốt khi chúng lớn lên. Khi tôi du hành ở Nhật Bản, tôi thấy mọi người ở đó đọc nhiều, gần như ở mọi nơi, trong ga tầu hoả, hay trong đường ngầm, và trong nhà hàng. Bạn tôi giải thích: “Nhiều gia đình Nhật Bản có qui tắc: “Đọc sách đầut tiên, trước khi xem chương trình ti vi hay trò chơi video.” Yêu cầu đọc là quãng một giờ mỗi ngày cho trẻ em trường tiểu học hay một cuốn sách một tuần cho học sinh trung học. Với người Nhật Bản, là người lớn nghĩa là cảm thấy thoải mái với sách. Có lí trí nghĩa là đã đọc nhiều sách. Trong cuộc hội thoại điển hình, mọi người thường trích dẫn các cụm từ từ những tiểu thuyết nổi tiếng, biến cố lịch sử, hay thậm chí sách triết học v.v. Chúng tôi khuyến khích đọc bằng việc để nhiều sách ở nhà và đặt thời gian hàng ngày cho con cái đọc.”
Một khảo cứu khác ở Đức cũng chỉ ra rằng có tương quan lớn giữa hành động và sự thường xuyên của bố mẹ với điều con cái đọc. Trong số các trẻ em là những người đọc thường xuyên, trên 72% bố mẹ chúng đã đặt thời gian mỗi ngày để đọc cùng chúng. Nhưng khảo cứu này đi xa hơn để đặt tương ứng giữa những học sinh đọc nhiều và thành công của họ trong trường. Kết quả là rõ ràng, 86% trẻ em là người đọc thường xuyên đã vào đại học khi so với 34% trẻ em không phải là người đọc thường xuyên. Nhưng khảo cứu này cũng thấy rằng hành vi đọc tốt không liên quan gì tới công nghệ. Máy đọc điện tử e-readers, máy tính bảng, laptop tất cả đều có khả năng chuyển giao tài liệu đọc tốt. Sách không chỉ là giấy mà có thể được đọc từ thiết bị điện tử nữa. Cho nên vấn đề không phải là liệu thiết bị điện tử có là nguy hiểm cho việc đọc không, mà nội dung của tài liệu đọc và thói quen đọc mới là cần thiết.
Một giáo sư tâm lí học có lần đã nói với tôi: “Với mọi bằng chứng rõ ràng, điều bản chất với bố mẹ là đọc cho con cái họ khi chúng còn nhỏ vì đó là sự phát triển phần não mấu chốt của chúng và giáo dục tương lai của chúng. Anh không thể “khoán ngoài” giáo dục con anh cho người khác rồi phàn nàn rằng họ không giúp cho chúng. Giáo dục yêu cầu bố mẹ tham gia từ sớm, đặc biệt trong tuổi mấu chốt nhất từ bốn tới mười hai tuổi khi não chúng đang phát triển, và họ cần chắc con cái họ đọc sách.”
Cách trẻ em đọc và điều chúng đọc sẽ xác định nhiều về thái độ của người lớn về thế giới bao quanh họ. Trong thời đại thông tin nơi mọi thứ đang xảy ra nhanh chóng, bạn cần có gốc rễ vững chắc hay tri thức sâu để duy trì viễn cảnh nhìn cuộc sống của bạn; bằng không bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ tới mức điều đó có thể đẩy bạn ra khỏi việc kiểm soát.
-------------------------------------------------------------
Giáo sư John Vu, một người Mỹ gốc Việt, là một nhà khoa học nổi tiếng nước Mỹ thuộc trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới. Ông từng là Phó Chủ tịch của Boeing. Sau khi rời Boeing, GS John Vu hiện là viện trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ÐH Carnegie Mellon. Ông là dịch giả/tác giả bộ sách Hành Trình về Phương Ðông, Ðường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Ðỉnh Tuyết Sơn,… và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.
-------------------------------------------------------------

—English version—

The important of reading
Today students do not read books but prefer electronic devices. Even in my class, many students regularly look at their mobile phone and laptop for short messages from friends or news from Facebook.
Last year a U.S.  government studies found that since 1990, the percent of high school students who are book readers went down from 75% to 52%, and the percent of college students went from 64% to 32%.  But the percentage hid an important thing: Most of what they read are from Google, Twitter, Text message and Facebook, not literature, history, or even novels. Even some adults also stop reading books and newspapers. What they read is mostly something short, easy to read and easy to forget instead of something meaningful.  A professor laments: “It seems we are going to a generation of the “new illiterate.” These people only skim through something so they can talk about in daily conversation but not understand in dept for whatever subject that they are talking.”
A psychologist once told me: “The problem that children do not read books because their parents do not read anymore. You look at every family today and ask how many parents are reading with their children? How many of them are reading for enjoyment? Or they prefer the TV, Netflix or YouTube. Children are growing up watching their parents, and parents are still asking why their children do not read books? Why their knowledge is so shallow? Why don’t they think more deeply? Why don’t they have enough patient? Why they get angry easily? The answer is simple: Because their brain is developing with the speed of the Internet and electronic impulse.”
Children will read if their parents read. They will read more because their parents model good reading behavior. If the parents always read books with them when they are young, they will develop a good reading habit when they grow up. When I travel in Japan, I saw that people there read a lot, almost everywhere, in the train station, on the subway, and in the restaurants. My friend explained: “Many Japanese families have a rule: “Read a book first, before TV shows, or video games.” The reading requirement is about one hour per day for elementary school children or one book a week for high school students. To the Japanese, being an adult means feeling comfortable with books. Being rational means having read a lot of books. During a typical conversation, people often cite phrases from famous literature novels, historical events, or even philosophy books. etc. We encourage reading by keeping a lot of books in the home and set aside time daily for our children to read.”
Another study in Germany also indicated that there is a strong correlation between parental actions and the frequency with which children read. Among children who are frequent readers, over 72% of their parents set aside time each day to read with them. But the study went further to correlate between students who read more and their success in school. The result is clear, 86% of children who are frequent readers went to college as compared with 34% of children who are not frequent readers. But the study also found that good reading behavior has nothing to do with technology. E-readers, tablets, laptop are all capable of delivering good reading materials. Books are not just paper but can be read from electronic devices too. So the issue is not whether electronic devices is dangerous for reading, but the content of the reading materials and the habit of reading are necessary.
A professor of psychology once told me: “With all the apparent evidence, it is essential for the parents to read to their children when they are young because it is a crucial piece of their brain development and their future education. You cannot “outsource” the education of your children to others then complain that they fail to help them. Education requires the parents to involve early, especially during the most critical age of four to twelve years old when their brain is developing, and they need to make sure their children read books.”
How children read and what they read will determine more about the adult attitudes about the world surrounding them. In the information age where things are happening fast, you need to have a firm root or deep knowledge to maintain your perspective in life; else you will be influenced by so many things that may push you out of control.