LẬP KẾ HOẠCH TƯƠNG LAI - PHẦN 2 - John Vu

Ngày 23/09/2017 – Blogs of Prof. John Vu, Carnegie Mellon University
Trong các hoạt động lập kế hoạch nghề nghiệp của tôi ở châu Á, có vấn đề về sinh viên đại học không có chiều hướng và mục đích giáo dục rõ ràng. Khi tôi hỏi: “Tại sao em vào đại học?” Câu trả lời điển hình là: “Để có được bằng cấp.”  Tôi tiếp tục: “Em định làm gì với bằng cấp?” Phần lớn sinh viên nói: “Để kiếm được việc làm.” Tôi hỏi: “Điều gì xảy ra nếu em không thể kiếm được việc làm?” Nhiều người đáp ứng: “Vậy thì chúng em chờ cho tới khi chúng em có thể tìm ra việc làm.” Tôi thách thức họ: “Em sẽ chờ bao lâu? Vài tháng hay vài năm?” Họ trả lời: “Chúng em không biết, chúng em cứ đợi cho tới khi chúng em tìm được việc làm.” Tôi hỏi: “Điều gì xảy ra nếu các em vẫn không thể tìm được việc làm?” Câu trả lời của họ làm tôi ngạc nhiên: “Vậy thì bố mẹ em sẽ chăm sóc cho em.”

Ngày nay, tình huống của “người tốt nghiệp đại học” vẫn còn phụ thuộc vào bố mẹ họ để hỗ trợ cho họ là vấn đề chính. Điều đó dẫn tới thất vọng, chán nản, giận dữ, và thậm chí xấu hổ cho cả bố mẹ và con cái họ. Một số người đổ lỗi cho bố mẹ chăm sóc quá mức; số khác phê bình thiếu sót của đa số người tốt nghiệp. Có nhiều lí do, nhưng là thầy giáo, tôi nghĩ nó phải có liên quan tới thiếu lập kế hoạch nghề nghiệp từ sớm giữa học sinh và bố mẹ họ. Nếu học sinh không hiểu lí do cho việc vào đại học hay mục đích giáo dục của họ chỉ để có được bằng cấp, thì họ sẽ bị thất vọng. Ngày nay bằng cấp không phải là điều đảm bảo cho việc làm. Điều quan trọng với mọi học sinh là hiểu lí do vào đại học, lĩnh vực học tập nào họ phải chọn; kĩ năng nào họ phải phát triển, và họ cần học cái gì cho phép họ xây dựng nghề nghiệp tương lai. Và việc lập kế hoạch nghề nghiệp này sẽ bao gồm cả cho học sinh và phụ huynh của họ.
Trong thảo luận trên lớp, nhiều sinh viên hỏi tôi: “Bố mẹ em nói đừng lo về tương lai, cứ học đi, có được bằng cấp, và bố mẹ sẽ chăm nom mọi chuyện.”  Tôi giải thích: “Mặc dầu bố mẹ các em có thể nói điều đó, họ mong đợi rằng sau khi các em tốt nghiệp, các em sẽ có khả năng kiếm được việc làm và có khả năng chăm sóc bản thân các em. Thế rồi một ngày nào đó các em có thể chăm sóc cho họ khi họ về già.” Trong quá khứ, đỗ kì thi, và có được bằng cấp là được đảm bảo cho một vị trí kéo dài cả đời, nhưng ngày nay đòi hỏi phải có lập kế hoạch nhiều hơn để đảm bảo sinh viên chọn đúng lĩnh vực học tập, và có tri thức và kĩ năng đúng để xây dựng nghề nghiệp. Không có bản kế hoạch nghề nghiệp như bản đồ, học sinh sẽ gặp khó khăn trong chọn lĩnh vực học tập, hay biết kĩ năng nào họ cần cho mình để tìm việc làm.”
Vài tháng trước, một người mẹ viết cho tôi: “Chúng tôi không biết phải làm gì, con trai chúng tôi đã tốt nghiệp từ năm năm trước, nhưng không thể tìm được việc làm. Cháu vẫn sống cùng chúng tôi, chúng tôi vẫn phải cho cháu tiền để cháu có thể đi chơi với bạn bè nhưng tôi không biết được bao lâu vì chúng tôi đều già và nghèo.” Đó là một email dài với lời cầu xin giúp đỡ một cách tuyệt vọng. Tôi viết lại cho cô ấy: “Cho dù bạn yêu cháu, bạn cần có thảo luận nghiêm chỉnh với cháu về tương lai của cháu. Nếu cháu không thể tìm được việc làm liên quan tới giáo dục của cháu, cháu nên lấy bất kì việc làm nào cho phép cháu được độc lập. Bạn thậm chí có thể thôi chăm nom cho cháu bằng không cháu sẽ tiếp tục phụ thuộc vào bạn. Đây là tình huống khó khăn vì cả bạn và cháu đều bị mắc bẫy trong hình mẫu thoả hiệp dồn nén mà tiếp tục đưa tới nhiều vấn đề hơn về sau.”
Tôi tin các bố mẹ và con cái nên thảo luận lập kế hoạch nghề nghiệp sớm nhất có thể được. Vấn đề là nhiều thanh niên không biết họ muốn gì và bố mẹ không có tri thức về xu hướng thị trường việc để khuyên con cái họ. Trong trường hợp đó, bố mẹ và cố vấn nghề nghiệp nhà trường nên làm việc cùng nhau để lập kế hoạch nghề nghiệp của học sinh thậm chí TRƯỚC KHI họ vào đại học. Mọi bố mẹ đều muốn con cái họ có được giáo dục tốt để hình thành bản thân họ một cách độc lập. Nhưng với thanh niên chưa trưởng thành, người đã được bố mẹ họ chăm nom quá mức, khái niệm về cuộc sống “của riêng mình” là khó. Bố mẹ cần đặt các mong đợi hiện thực và được chuẩn bị để theo dõi các hành động để “cai sữa” họ khỏi việc “quá phụ thuộc.”
Tôi khuyên rằng các bố mẹ nên thảo luận việc lập kế hoạch nghề nghiệp với con cái họ sớm nhất có thể được. Điều quan trọng là giải thích lí do cho họ lập kế hoạch TRƯỚC KHI họ vào đại học. Thông điệp then chốt là về giáo dục đại học và tương lai của họ, các lĩnh vực học tập tuỳ chọn (tức là vài chọn lựa) mà con cái họ có thể theo đuổi. Trong thảo luận, bố mẹ cũng cần lắng nghe ý kiến của con cái họ và khuyến khích con cái làm bản kế hoạch. Điều quan trọng là làm thu xếp thuận tiện cho con cái vì điều đó làm cho họ cảm thấy an hoàn hơn và thoải mái hơn. Việc lập kế hoạch là quá trình diễn ra nhiều tuần và nhiều tháng, không chỉ một lần. Không ai có thể làm quyết định chỉ một cuộc họp, và không kế hoạch nào là tuyệt đối vì mọi sự sẽ thay đổi. Chẳng hạn, thị trường việc làm có thể thay đổi; công nghệ mới có thể tới; học sinh có thể đổi ý kiến của họ; bố mẹ có thể có thông tin thêm về thị trường việc làm v.v. Nhưng chừng nào bố mẹ và con cái cùng nhau lập kế hoạch theo cách thực tế, điều đó có thể giúp giảm số người tốt nghiệp đại học quá phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bố mẹ họ.
-------------------------------------------------------------
Giáo sư John Vu, một người Mỹ gốc Việt, là một nhà khoa học nổi tiếng nước Mỹ thuộc trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới. Ông từng là Phó Chủ tịch của Boeing. Sau khi rời Boeing, GS John Vu hiện là viện trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ÐH Carnegie Mellon. Ông là dịch giả/tác giả bộ sách Hành Trình về Phương Ðông, Ðường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Ðỉnh Tuyết Sơn,… và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.

-------------------------------------------------------------

—English version—

Planning for the future Part 2
During my career planning activities in Asia, there was an issue of college students who did not have a clear direction and educational goals. When I asked: “Why do you go to college?” The typical answer was: “To get a degree.”  I continued: “What are you doing with a degree?” Most students said: “To get a job.” I asked: “What happens if you cannot get a job?” Many responded: “Then we wait until we can find a job.” I challenged them: “How long would you wait? A few months or a few years? They answered: “We do not know, we keep waiting until we find a job.” I asked: “What happens if you still cannot find a job?” Their answer surprised me: “Then my parents will take care of me.”
Today, the situation of  “College graduates” who are still depending on their parents to support them is a major problem. That leads to frustration, despair, anger, and even shame for both parents and their children. Some people blame the over-caring parents; others criticize the lack of maturity of these graduates. There are many other reasons, but as a teacher, I think it has to do with the lack of career planning early between students and their parents. If the students do not understand the reason for going to college or their education goal is only getting a degree, then they will be disappointed. Today a degree is not a guarantee for a job. It is important for all students to understand the reason to go to college, what field of study they should select; what skills they must develop, and what they need to learn that allow them to build a future career. And this career planning should involve both the students and their parents.
During the class discussion, several students told me: “My parents said do not worry about the future, just study, get a degree, and they will take care everything.”  I explained: “Although your parents may say that, they expect that after graduation, you will be able to get a job and be able to take care of yourself. Then someday you can take care of them when they are old.” In the past, passing exams, and getting a degree is guaranteed for a position that lasts a lifetime, but today, it requires more planning to ensure students select the right field of study, and have the proper knowledge and skills to build a career. Without a career plan as a map, students will have difficulties in selecting a field of study, or know which skills that they need for them to find a job.”
A few months ago, a mother wrote to me: “We do not know what to do, our son graduated five years ago, but could not find a job. He is living with us, we still have to give him money so he can go out with his friends but I do not know how long because we are old and poor.” It was a long email with desperate pleas for help. I wrote back to her: “Even you love him, you need to have a serious discussion with him about his future. If he cannot find a job related to his education, he should get any type of job that allows him to be independent. You may even need to stop taking care of him else he will continue to depend on you. This is a difficult situation because both of you are trapped in a pattern of stressful accommodation that continues to lead to more problems later.”
I believe parents and children should discuss career planning as early as possible. The issue is many young people do not know what they want, and the parents do not have the knowledge about the job market trends to advise their children. In that case, the parents and the school career counselors should work together to plan for a career of the students BEFORE they even enter college. Every parent would like their children to get a good education to establish themselves independently. But to the immature young person who has been over-caring by their parents, the notion of being “on their own” is difficult. Parents need to set realistic expectations and be prepared to follow up with actions to “wean” them from being “too depending.”

I recommend that parents discuss career planning with their children as early as possible. It is important to explain the reasons for them to plan in advance BEFORE they go to college. The key message is about the college education and their future, the optional fields of study (i.e., several choices) that their children could pursue. In the discussion, parents also need to listen to their children’s opinion and encourage them to make a plan. It is more important to make accommodations for them as it makes them feel safer and more comfortable. Career planning is a process that goes on for weeks and months, not just a one-time only. No one can make a decision in just one meeting, and no plan is absolute as things will change. For example, the job market may change; new technology may come; students may change their mind; parents may have additional information about the job market, etc. But as long as the parents and their children plan their career together in a practical manner, it may help reduce the number of college graduates overly depending on their parents to support them.