LẬP KẾ HOẠCH TƯƠNG LAI PHẦN 1 – John Vu

Ngày 20/09/2017 – Blogs of Prof. John Vu, Carnegie Mellon University
Với nhiều sinh viên, vài tuần đầu ở đại học đầy những không chắc chắn và lẫn lộn vì họ không biết phải làm gì trong môi trường mới. Cuối cùng, nhiều người sẽ điều chỉnh tốt sau khi dự lớp và gặp gỡ các bạn mới, v.v. Nhưng đây cũng là lúc họ phải bắt đầu nghĩ về điều họ muốn học ở đại học. Lên lớp là không đủ vì họ phải lập kế hoạch nghề nghiệp của họ và biết họ cần gì để học ở đại học.

Điều thông thường trong năm thứ nhất của đại học đối với sinh viên là nghĩ về gặp bạn mới, tham gia vào các hoạt động nhà trường thay vì nghĩ về nghề nghiệp họ có sau bốn năm. Với họ, bốn năm là thời gian dài, và họ nghĩ họ sẽ có nhiều thời gian để nghĩ về nghề nghiệp sau. Tuy nhiên, không có bản đồ hướng dẫn họ, nhiều người thường đi sai đường và phạm sai lầm nghiêm trọng. Khi thời gian trôi qua nhanh chóng, một số người sẽ thấy rằng mục đích của họ có thể bay hơi và họ sẽ phải đối diện với tương lai không chắc chắn và thất nghiệp.
Tôi bao giờ cũng khuyến khích sinh viên mới phát triển bản kế hoạch nghề nghiệp của họ trong năm thứ nhất, để cho họ có bản lộ trình hướng dẫn việc học của họ. Là sinh viên đại học, họ phải biết mối quan tâm của họ là gì, thị trường việc làm yêu cầu cái gì, họ cần kĩ năng nào để bắt đầu con đường nghề nghiệp đúng. Ngày nay, mọi thứ thay đổi nhanh chóng; sinh viên phải chuẩn bị cho tương lai của họ bằng việc biết họ muốn theo đuổi nghề nào, lập kế hoạch học tập của họ tương ứng, và hội tụ vào phát triển kĩ năng của họ, để cho họ được sẵn sàng bất kì khi nào cơ hội tới.
Vài năm trước, khi dạy ở châu Á, tôi đã yêu cầu sinh viên lập kế hoạch nghề nghiệp của họ vào ngày đầu của lớp. Nhiều sinh viên phàn nàn: “Sao sớm thế, sao vội thế?”  Tôi bảo họ: “Khi nào các em nghĩ là đúng thời gian?” Họ nói: “Bố mẹ chúng em nói cứ học đi rồi bố mẹ sẽ chăm nom mọi sự.” Tôi hỏi họ: “Các em không có khả năng chăm nom cho bản thân các em sao? Các em là người lớn hay là trẻ nhỏ? Tại sao các em phải phụ thuộc vào bố mẹ chăm nom cho các em?” Vài sinh viên cãi: “Bố mẹ em sẽ giúp em sau khi em có được bằng cấp.” Tôi thách thức họ: “Em nghĩ bố mẹ sẽ làm cái gì? Cho em việc làm sao? Trả lương cho em và chọn vợ hay chồng cho em sao? Các em vẫn còn sống trong thế kỉ 14 hay 15 sao? Các em là loại người gì? Các em không có khả năng làm bất kì cái gì sao? Thầy muốn thấy từng em đều có bản kế hoạch nghề nghiệp vào cuối tuần này và chúng ta sẽ thảo luận điều đó trong giờ lên lớp tới.”
Ngay cả ngày nay, tôi nghĩ một số bố mẹ vẫn chăm nom con cái tới điểm họ trở nên quá phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bố mẹ và trở nên lười biếng, thiếu trách nhiệm, và bị hư hỏng. Chúng ta đang sống trong thế giới cạnh tranh nơi mọi sinh viên đều phải độc lập và có thái độ học cả đời để thịnh vượng và thành công. Không có hướng dẫn đúng cho họ để có trách nhiệm hơn cho bản thân họ, nhiều người sẽ đổ lỗi cho bố mẹ, thầy giáo, hay nhà trường vì thất bại của họ.
Trong giờ lên lớp tiếp sau, tôi đã giải thích cho họ rằng bản kế hoạch nghề nghiệp là “bản đồ” giúp họ thám hiểm mối quan tâm của họ và nghĩ về điều họ có thể làm trong cuộc đời họ. Bằng việc nhìn và những điểm mạnh của họ hay điều họ làm tốt nhất sẽ cho phép họ thiết lập mục đích của họ và nghĩ về các khu vực mà họ cần cải tiến. Bằng việc có bản đồ nghề nghiệp sớm, họ có thể nhìn vào giáo dục đại học của họ như cuộc hành trình nơi họ học tri thức và kĩ năng để giúp cho họ đạt tới đích đến của họ. Bằng việc hiểu các khó khăn đặc thù mà họ phải vượt qua và cách học một số môn học có thể cải thiện cho tương lai của họ, họ sẽ nhìn vào các môn học này như cơ hội thay vì yêu cầu. Khi họ tiến bộ trong cuộc hành trình học tập, họ có thể trưởng thành và trở thành người có trách nhiệm hơn cho bản thân họ cũng như cho gia đình họ.
Sau vài thảo luận tập trung, một số sinh viên thừa nhận rằng họ đã dành phần lớn thời gian ở trường trung học cảm thấy bị lẫn lộn về điều họ muốn làm mãi cho tới giờ. Một sinh viên nói: “Em mới chỉ chấp nhận điều bố mẹ bảo em mà không nghĩ về điều em muốn làm với cuộc đời em. Em đã không học tốt ở trung học cho dù em đỗ kì thi để vào đại học, nhưng bây giờ em tin rằng em có thể học tốt hơn sau khi thầy chỉ cho em cách lập kế hoạch nghề nghiệp. Em nghĩ bố mẹ em chắc sẽ hài lòng khi em chỉ cho họ bản kế hoạch của em vì em có bản kế hoạch cho tương lai của em.”
Tôi bảo họ: “Thầy ở đây để giúp các em làm việc qua lẫn lộn, và hướng dẫn các em hướng tới con đường nghề nghiệp đúng trên cuộc hành trình cá nhân của các em. Không biết các em ở đâu, các em muốn làm gì, các em sẽ không có động cơ để học, và cuộc hành trình giáo dục của các em không là gì ngoài việc qua được một số bài kiểm tra để có bằng cấp. Các em phải đặt mục đích giáo dục và làm việc chăm chỉ để đạt tới chúng vì đó là cuộc đời của các em, tương lai của các em và không ai có thể sống cuộc sống của các em ngoài các em.”

-------------------------------------------------------------
Giáo sư John Vu, một người Mỹ gốc Việt, là một nhà khoa học nổi tiếng nước Mỹ thuộc trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới. Ông từng là Phó Chủ tịch của Boeing. Sau khi rời Boeing, GS John Vu hiện là viện trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ÐH Carnegie Mellon. Ông là dịch giả/tác giả bộ sách Hành Trình về Phương Ðông, Ðường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Ðỉnh Tuyết Sơn,… và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.

-------------------------------------------------------------

—English version—

Planning the future
To many students, the first few weeks of college are full of uncertainties and confusion as they do not know what to do in a new environment. Eventually, many will adjust well after attending classes and meeting new friends, etc. But this is also the time they must start thinking about what they want to learn in college. Taking classes is not enough as they must plan their career and know what they need to learn in college.
It is common during the first year of college for students to think about meeting new friends, involving in school activities instead of the career they have after four years. To them, four years is a long time, and they think that they will have a lot of time to think about it later. However, without having the map to guide them, many often get sidetracked and make serious mistakes. As time passes quickly, some will find that their goal can vaporize and they will have to face uncertain future and unemployment.
I always encourage new students to develop their career plan during the first year, so they have a roadmap to guide their studying. As college students, they must know what their interests are, what the job market requires, what skills they need in order to start on the right career path. Today, things change quickly; students must prepare for their future by knowing what career they want to pursue, plan their study accordingly, and focus on developing their skills, so they are readied whenever the opportunity comes.
A few years ago, when teaching in Asia, I asked students to plan their career on the first day of class. Many students complained: “It is too early, why hurry?  I told them: “When do you think is the right time?” They said: “Our parents say just study then they will take care of everything.” I asked them: “Are you incapable of taking care of yourselves? Are you an adult or a little child? Why do you have to depend on your parents to take care of you? A few students argued: “My parents will help me after I got the degree.” I challenged them: “What do you think they will do? Giving you a job? Paying your salary and choosing wives of husbands for you? Are you still living in the 14th or 15th century? What kind of person are you? Are you incapable of doing anything? I want to see each of you have a career plan by the end of the week and we will discuss that in the next class.”
Even today, I think some parents still take care of their children to the point that they become overly depending on their support and become lazy, irresponsible, and spoiled. We are living in a competitive world where every student must be independent and have a lifelong learning attitude in order to thrive and succeed. Without proper guidance for them to be more responsible for themselves, many will blame their parents, teachers, or school for their failure.
In the next class, I explained to them that the career plan is the “map” that helps them to explore their interests and think about what they can do in their lives. By looking at their strengths or what they do best will allow them to establish their goals and think about areas that they need to improve. By having the career map early, they can look at their college education as a journey where they learn knowledge and skills to help them reach their destination. By understanding particular difficulties that they must overcome and how taking some courses could improve their future, they will look at these courses as opportunities rather than requirements. As they progress in the learning journey, they can mature and become more responsible persons for themselves as well as their family.
After several intense discussions, some students admitted that they had spent most of the time in high school feeling confused about what they wanted to do until now. One student said: “I just accepted what my parents told me without thinking about what I wanted to do with my life. I did not do well in high school even I passed the exam to go to college, but now I believe that I could do better after you show me how to plan my career. I think my parents would be happy when I show them my plan as I do have a plan for my future.”

I told them: “I am here to help you work through the confusion, and guide you toward the right career path on your personal journey. Without knowing where you are, what you want to do, you will not be motivated to learn, and your education journey is nothing but just passing some tests to get a degree. You must set your educational goals and work hard to achieve them because it is your lives, your future and no one can live your lives but you.”