KHỞI NGHIỆP LÀ MÔN HỌC NGHIÊM CHỈNH - John Vu

09/02/2018 – Blogs of Prof. John Vu, Carnegie Mellon University – This article is translated into Vietnamese by Ngo Trung Viet with the English originals followed.


Nhiều người lãnh đạo trên khắp thế giới đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của giáo dục STEM và khởi nghiệp như yếu tố then chốt cho cải tiến nền kinh tế của họ. Họ biết rằng giáo dục STEM đóng vai trò bản chất trong thúc đẩy kĩ năng nhà doanh nghiệp và kinh doanh công ti khởi nghiệp. Trong vài năm qua, môn học về công ti khởi nghiệp thường bị lẫn lộn với việc tạo ra doanh nghiệp nhỏ. Sự kiện là khởi nghiệp nên được liên kết với công nghệ và hầu hết các công ti khởi nghiệp phải là các công ti công nghệ tăng trưởng nhanh nơi tạo ra việc làm trả lương cao hơn và đóng góp cho kinh tế địa phương, không phải là các doanh nghiệp nhỏ truyền thống.

Ngay cả ngày nay, khởi nghiệp thường được dạy như hoạt động phụ, bên ngoài hệ thống giáo dục chính thay vì là một môn học bắt buộc, đáng học tập nghiêm chỉnh. Tôi nghĩ đó là sai lầm. Để tăng trưởng kinh tế, khởi nghiệp nên được dạy như môn học chính như vật lí, hoá học, và toán học. Những người lãnh đạo giáo dục nên hiểu rằng thế giới chúng ta đang sống ngày nay là khác với hôm qua. Và thế giới của ngày mai sẽ khác đáng kể với hôm nay vì công nghệ sẽ liên tục tiến hoá nhanh hơn phần lớn chúng ta có thể nghĩ. Vấn đề là hệ thống giáo dục hiện thời đã không giữ cùng nhịp với những thay đổi này. Chúng ta đã đứng yên khi toàn thế giới đang chuyển động với tốc độ của Internet. Nếu chúng ta không thay đổi bây giờ, chúng ta sẽ bị bỏ lại đằng sau không phải mười hay hai mươi năm, mà năm mươi năm hay hơn, và chúng ta sẽ không bao giờ có khả năng bắt kịp.
Để phát triển người kĩ thuật, người có thể giải quyết các thách thức công nghệ, chúng ta phải truyền tư duy khởi nghiệp xuyên suốt hệ thống giáo dục của chúng ta, từ trung học tới đại học. Chúng ta phải áp dụng các phương pháp dạy mới khuyến khích việc phát triển thái độ và kĩ năng nhà doanh nghiệp bằng việc hội tụ vào giải quyết vấn đề. Khái niệm về việc là nhà doanh nghiệp để làm giầu phải được thay thế bằng khả năng giải quyết vấn đề, đặc biệt các vấn đề khó mà người khác không thể giải quyết được. Đây là “bản chất thực” của cách nghĩ nhà doanh nghiệp và bằng việc dạy cho học sinh làm điều đó, chúng ta có thể tạo thế hệ người phát kiến mới, người có thể tạo ra khác biệt trong xã hội chúng ta.
Học sinh phải được dạy hiểu vấn đề như cơ hội tiềm năng, không như cái gì đó để sợ hay phàn nàn. Họ phải có khả năng tự hỏi bản thân mình: “Làm sao mình có thể giải quyết vấn đề này? Bao nhiêu người khác có vấn đề này? Tại sao họ không thể giải quyết được vấn đề này? Sự việc là gì? Bằng việc hỏi câu hỏi đúng, họ sẽ học phân tích nó và nhận diện các khả năng và tuỳ chọn. Mọi nhà doanh nghiệp thành công đều bắt đầu với cùng câu hỏi: “Vấn đề là gì mà tôi cần giải quyết?”
Khi học sinh bảo tôi rằng họ muốn là “Steve Jobs, hay Bill Gates.” Tôi hỏi họ: “Steve Jobs có vẻ giống cái gì trước khi có Apple Computer? Ông ấy có ba đầu hay sáu tay không? Không, ông ấy đã là người bình thường như các em. Khác biệt là ông ấy đã nhìn vào vào vấn đề và tự hỏi mình: “Làm sao mình có thể giải quyết được vấn đề này?” Tâm trí giải quyết vấn đề đã dẫn ông ấy tới xây dựng máy tính nhỏ mà ông ấy có thể bán với vài nghìn đô la như một giải pháp cho nhiều người không thể đảm đương được việc mua máy tính lớn đắt tiền.
Trong thế giới được dẫn lái bằng công nghệ này, cách tốt nhất để cải tiến nền kinh tế là có nhiều nhà phát kiến và nhà doanh nghiệp, người phát minh ra sản phẩm mới, bắt đầu kinh doanh mới, tạo ra việc làm mới, cải tiến nền kinh tế, và nâng chuẩn sống cho người của họ. Nó tất cả bắt đầu với cách tiếp cận mới tới giáo dục mọi người bằng việc hội tụ vào phát triển nền tảng mạnh trong khoa học và công nghệ và hội tụ vào giải quyết vấn đề. Tôi tin rằng nhà doanh nghiệp là dàn giáo của nền kinh tế mới mà là bản chất cho thịnh vượng của xã hội chúng ta và tạo ra xã hội tri thức mới cho tương lai.
___________________________________
Giáo sư John Vu, một người Mỹ gốc Việt, là một nhà khoa học nổi tiếng nước Mỹ thuộc trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới. Ông từng là Phó Chủ tịch của Boeing. Sau khi rời Boeing, GS John Vu hiện là viện trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ÐH Carnegie Mellon. Ông là dịch giả/tác giả bộ sách Hành Trình về Phương Ðông, Ðường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Ðỉnh Tuyết Sơn,… và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.
___________________________________

STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ Thuật), Maths (Toán học)

—English version—
Entrepreneurship is a serious subject
Many leaders around the world have begun to recognize the importance of STEM education and entrepreneurship as the key factors to improve their economy. They know that STEM education plays an essential role in promoting entrepreneurial skills and startup business. For the past few years, the subject of startup had often been confused with the creation of a small business. The fact is entrepreneurship should be associated with technology and most startups should be about fast-growing technology companies that create higher paying jobs and contribute to the local economy, not the tradition small business.
Even today, entrepreneurship is often taught as an extra activity, outside of main education system rather than a required subject worthy of serious study. I think that is a mistake. To grow the economy, entrepreneurship should be taught as the main subject like physics, chemistry, and math. Education leaders should understand that the world we live today is different from yesterday. And the world of tomorrow will significantly differ from today as technology will continue to evolve faster than most of us can think. The issue is the current education systems have not kept pace with these changes. We have been standing still when the whole world is moving at the speed of the Internet. If we do not change now, we will be left behind not by ten or twenty, but fifty years or more, and we will never be able to catch up.
To develop technical people who can solve technology challenges, we must infuse entrepreneurial thinking throughout our education system, from high school to college. We must apply new methods of teaching that encourage the development of entrepreneurial attitudes and skills by focusing on solving problems. The notion of being an entrepreneur to get rich must be replaced by the ability to solve problems, especially difficult problems that others could not. This is the “real essence” of the entrepreneurial mindset and by teaching students to do that, we could create a new generation of innovators who can make a difference in our society.
Students must be taught to understand problems as potential opportunities, not something to afraid or complain about. They should be able to ask themselves: “How can I solve this problem? How many other people have this problem? Why can’t they solve this problem? What is the issue? By asking the right questions, they will learn to analyze it and identify possibilities and options. All successful entrepreneurs start with the same question: “What is the problem that I need to solve?”
When students told me that they want to be “Steve Jobs, or Bill Gates.” I asked them: “What was Steve Jobs look like before Apple Computer? Did he have three heads or six arms? No, he was an ordinary people like you. The difference was he looked at a problem and asked himself: “How can I solve this problem?” His inquisitive mind of problem-solving led him to build a small computer that he could sell for a few thousand dollars as a solution for many people who could not afford to buy expensive mainframe computers.
In this technology-driven world, the best way to improve the economy is having more innovators and entrepreneurs who invent new products, start new businesses, create new jobs, improve the economy, and raise the standard of living to their people. It all starts with a new approach to educating people by focusing on developing a strong foundation in science and technology and focus on problem-solving. I believe that entrepreneurs are the scaffolding of the new economy that is essential to the prosperity of our societies and creates a new knowledge society for the future.
_________________________________

LIÊN KẾT CỘNG ĐỒNG

VIETNAM CARENET
THIẾT LẬP VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI NGUYÊN CỦA CÁ NHÂN/DOANH NGHIỆP TRONG KỶ NGUYÊN 4.0 

ĐỌC THÊM
Tủ Sách Vietnam Carenet  TẠI ĐÂY
Các bài viết về Khởi Nghiệp  TẠI ĐÂY
Các bài viết về Lập Kế Hoạch TẠI ĐÂY
Các bài viết về Lập  Dự Án TẠI ĐÂY
Các bài viết về Quản lý Dự Án TẠI ĐÂY
Các bài viết về Kỷ Nguyên 4.0 TẠI ĐÂY