01/11/2017– Blogs of Prof. John Vu, Carnegie Mellon University –
This article is translated into Vietnamese by Ngo Trung Viet with the English
originals followed.
Một thầy giáo hỏi tôi: “Làm thế nào thầy làm cho học sinh tham
gia vào thảo luận trên lớp? Khi tôi hỏi một câu hỏi, mọi điều tôi thấy là phần
lớn học sinh cúi đầu xuống, không ai ngẩng lên hay nói cái gì. Xin thầy lời
khuyên.”
Đáp: Khó để học sinh tham gia vào thảo luận trên lớp trong hệ thống
giáo dục truyền thống nơi học sinh được bảo phải ngồi yên tĩnh lắng nghe bài giảng.
Tuy nhiên, có vài kĩ thuật bạn có thể dùng để làm cho họ thảo luận trên lớp.
Bạn không nên cho bài giảng dài, vì học sinh có thể phát chán và
không tham gia vào việc học. Để tạo điều kiện cho thảo luận, bạn có thể giữ bài
giảng ngắn để làm cho học sinh nghe tốt rồi bắt đầu với câu hỏi. Tôi chỉ đọc
bài giảng quãng mười lăm phút, phần lớn vào những điều bản chất rồi hỏi các câu
hỏi để học sinh trả lời. Tôi bắt đầu bằng việc gọi tên của vài học sinh, và sau
khi họ đáp lại, tôi sẽ gọi học sinh khác và hỏi: “Em nghĩ gì về câu trả lời đó?
Sau đó, tôi tiếp tục gọi thêm vài học sinh nữa để bắt đầu thảo luận. Đôi khi một
học sinh có thể trả lời: “Em đồng ý với câu trả lời đó.” Và hi vọng điều đó sẽ
là đủ. Trong trường hợp đó, tôi sẽ nói: “Tại sao em đồng ý với câu trả lời đó?
Giải thích cho lớp và thầy lí do.”
Đôi khi kĩ thuật đó làm việc tốt nhưng thỉnh thoảng, lớp yên
tĩnh, và không ai tình nguyện. Trong trường hợp đó, tôi chuyển sang cách tiếp cận
khác. Tôi sẽ hỏi câu hỏi nhưng chỉ dẫn cho học sinh để hình thành nên các đôi
thảo luận câu trả lời với nhau. Tôi cho họ vài phút rồi yêu cầu một người trong
họ đưa ra câu trả lời, không phải là điều anh ta hay cô ta nghĩ, nhưng điều người
kia nói. Trong tình huống này, tôi buộc học sinh phải thảo luận với nhau. Chẳng
hạn: “Bill và Jane, hai em thảo luận rồi cho thầy câu trả lời.” Khi Bill cho
câu trả lời, tôi nói: “Không, thầy không muốn nghe câu trả lời của em nhưng muốn
biết về điều Jane nghĩ?”
Trong mọi lớp, có vài học sinh nổi trội thường tình nguyện bằng
việc giơ tay, cho nên tôi đặt ra luật mới là tôi không gọi bất kì chừng nào
chưa có ít nhất ba hay bốn cánh tay giơ lên. Bằng cách tiếp cận này, tôi có thể
lựa chọn học sinh để cho câu trả lời, và tránh các học sinh thường thích nói.
Tôi có thể nói: “Cám ơn Bill, nhưng thầy muốn nghe từ người khác.” Hay tôi sẽ
trỏ học sinh khác và nói: “Steve, thầy chưa nghe được từ em. Mời em chia sẻ ý
kiến của em với lớp.”
Thỉnh thoảng lớp sẽ yên tĩnh; không người nào giơ tay vì họ mong
đợi rằng nếu không ai nói gì, tôi sẽ cho câu trả lời. Cho nên tôi học kiên nhẫn
bằng việc liên tục chờ đợi. Nếu lớp yên tĩnh, tôi sẽ yên tĩnh và để cho họ phản
ứng lại việc chờ đợi của tôi. Nếu không ai nói gì trong vài phút, tôi bắt đầu gọi
tên học sinh cho câu trả lời và đùa về điều đó: “Tưởng tượng rằng các em đi tới
cuộc phỏng vấn việc làm, và người phỏng vấn hỏi các em một câu hỏi, nhưng các
em cứ ngồi đó và giữ yên tĩnh. Các em có nghĩ họ sẽ thuê các em không?” Tất
nhiên, lớp sẽ cười, và ai đó sẽ giơ tay, và thảo luận trên lớp bắt đầu.
-------------------------------------------------------------
Giáo sư John Vu, một người Mỹ gốc Việt, là một nhà khoa học nổi
tiếng nước Mỹ thuộc trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới. Ông từng
là Phó Chủ tịch của Boeing. Sau khi rời Boeing, GS John Vu hiện là viện trưởng
Viện Công Nghệ Sinh Học ÐH Carnegie Mellon. Ông là dịch giả/tác giả bộ sách
Hành Trình về Phương Ðông, Ðường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Ðỉnh
Tuyết Sơn,… và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.
-------------------------------------------------------------
—English version—
Class discussion
A teacher asks me: “How do you get students to participate in
the class discussion? When I ask a question, all I see is most students put
their head down , no one looks up or says anything. Please advise.”
Answer: It is difficult to have students to participate in class
discussion in the traditional education system where students are told to sit
quietly to listen to the lecture. However, there are several techniques that
you could use to get them to discuss in class.
You should not give a long lecture, because students may get
bored and not engage in the learning. To facilitate discussion, you may keep
the lecture short to get students to listen well then begin with the questions.
I only lecture for about fifteen minutes, mostly on the essential things then
ask questions for students to answer. I start by calling the name of a few
students, and after they respond, I would call another student and asked: “What
do you think about that answer? After that, I continue to call a few more
students to start the discussion. Sometimes a student may answer: “I agree with
that answer.” And hope that would be enough. In that case, I would say: “Why do
you agree with that answer? Explain to the class and me the reason.”
Sometimes that technique works well but occasionally, the class
is quiet, and no one would volunteer. In that case, I switch to another
approach. I would ask a question but instruct students to form a pair to
discuss the answer with each other. I give them a few minutes then ask one of
them to provide the answer, not what he or she thinks, but what the other said.
In this situation, I force students to discuss with each other. For example:
“Bill and Jane, you two discuss then give me the answer.” When Bill gives the
answer, I say: “No I do not want to hear your answer but what does Jane think?”
In every class, there are a few dominated students who often
volunteer by raising their hand, so I set a new rule that I do not call on
anyone until there are at least three of four hands raised. By this
approach, I can select students to give the answer, and avoid students who
often like to speak. I may say: “Thank you Bill, but I would like to hear from
others.” Or I would point to another student and said: “Steve, I have not heard
from you yet. Please share your opinion with the class.”
Occasionally the class would be quiet; no one raises their hand
because they expect that if no one says anything, I will give the answer. So I
learn to be patient by continuing to wait. If the class is quiet, I would be
quiet too and let them react to my waiting. If no one says anything for a few
minutes, I begin calling names to give the answer or joke about it: “Imagine
that you go to a job interview, and the interviewer asks you a question, but you
just sit there and keep quiet. Do you think they will hire you?” Of course, the
class would laugh, and someone would raise the hand, and the class discussion
begins.