HỌC QUA HỎI – John Vu

26/10/2017– Blogs of Prof. John Vu, Carnegie Mellon University – This article is translated into Vietnamese by Ngo Trung Viet with the English originals followed.
Một trong những vấn đề thách thức nhất mà tôi đối diện khi dạy ở châu Á là việc thiếu tương tác giữa giáo sư và học sinh. Tôi biết nhiều học sinh có câu hỏi, nhưng họ ngần ngại và không hỏi. Hoặc họ cảm thấy không thoải mái hay họ lúng túng, nhưng nếu họ không hỏi, họ không thể có được câu trả lời. Tất nhiên, với giáo sư, chúng ta không thể trả lời câu hỏi nếu học sinh không hỏi.

Khi bạn dạy khoa học và công nghệ, hỏi và trả lời là phần mấu chốt nhất của việc dạy và học. Có nhiều khái niệm phức tạp và thuật ngữ mới, và không có thảo luận, học sinh sẽ không học tốt. Đôi khi, sau bài giảng, tôi nói với lớp: “Nếu các em không hỏi, thầy sẽ gọi tên các em và yêu cầu các em hỏi câu hỏi.” Tất nhiên, đó không phải là cách làm cho học sinh được động viên và học.
Môth giáo sư châu Á khuyên tôi: “Trong nhiều năm, những học sinh này đã được bảo ngồi yên tĩnh và lắng nghe bài giảng. Việc hỏi câu hỏi có thể làm ngắt quãng bài giảng. Tại sao thầy không đọc bài giảng như những người khác thay vì hội tụ phương pháp hỏi và trả lời?” Tôi không thích lời khuyên của ông ấy, cho nên tôi thử cách tiếp cận khác.
Lúc bắt đầu lớp học, tôi cho từng học sinh vài thẻ bìa trắng để họ viết câu hỏi của họ và nói: “Các thẻ này là vô danh, không có tên. Các em cứ viết ra câu hỏi, hay để thầy biết  các em muốn thầy giải thích cái gì thêm nữa.” Sau bài giảng ngắn, tôi thu lại những thẻ này và trộn lẫn chúng để duy trì sự vô danh rồi đọc từng câu hỏi và trả lời chúng tương ứng. Đến cuối giờ trên lớp, phần lớn học sinh đều nhận được câu hỏi đã được trả lời của mình. Họ cũng nghe câu hỏi của học sinh khác và nhận được câu trả lời.
Đầu tiên, tôi chỉ có vài câu hỏi được viết lên thẻ, nhưng qua thời gian, tôi nhận được nhiều câu hỏi hơn. Sau vài tuần, đột nhiên một học sinh hỏi: “Sao chúng em cần viết câu hỏi lên thẻ? Sao chúng em không hỏi thẳng thầy?” Tôi bảo họ: “Nếu các em muốn, các em có thể hỏi thẳng thầy, hay các em có thể vẫn viết lên thẻ. Thầy sẽ trả lời tất cả chúng.”
Đến cuối môn học, phần lớn học sinh đều hỏi thẳng tôi, và họ bảo tôi rằng họ thích tương tác này hơn khi họ học nhiều hơn. Một học sinh bình luận: “Chúng em có được nhiều câu hỏi được trả lời, cho nên chúng em không cần đọc thêm hay tìm câu trả lời ở đâu đó.” Tôi giải thích: “Nếu các em không hỏi, các em không biết. Nếu các em không biết, các em không học. Cách học tốt nhất là qua hỏi điều các em không hiểu.”

-------------------------------------------------------------
Giáo sư John Vu, một người Mỹ gốc Việt, là một nhà khoa học nổi tiếng nước Mỹ thuộc trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới. Ông từng là Phó Chủ tịch của Boeing. Sau khi rời Boeing, GS John Vu hiện là viện trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ÐH Carnegie Mellon. Ông là dịch giả/tác giả bộ sách Hành Trình về Phương Ðông, Ðường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Ðỉnh Tuyết Sơn,… và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.
-------------------------------------------------------------

—English version—

Learning by asking
One of the most challenging problems that I face when teaching in Asia is the lack of interaction between professor and the students. I know many students have questions, but they hesitate and do not ask. Either they feel uncomfortable or embarrassed, but if they do not ask, they cannot get an answer. Of course, for the professors, we cannot answer questions if students do not ask.
When you teach science and technology, questions and answers are the most critical part of teaching and learning. There are many complex concepts and new terminologies, and without discussion, students will not learn well. Sometimes, after the lecture, I tell the class: “If you do not ask, I will call you by name and require you to ask a question.” Of course, that is not the way to get students motivated and learned.
An Asian professor advised me: “For many years, these students have been told to sit quietly and listen to the lecture. Asking a question can disrupt the lecture. Why don’t you just lecture like others rather than focus on questions and answers  method? I did not like his advice, so I try another approach.
At the beginning of the class, I gave each student several blank cards for them to write their questions and said: “These are anonymous, no name. Just write a question, or let  me know what you want me to explain more.” After the short lecture, I collected these cards and mixed them up to maintain their anonymity then read each question and answer them accordingly. At the end of the class, most students got their questions answered. They also hear other students’ questions and got the answers.
At first, I only have a few questions written on the cards, but overtimes, I received more questions. After a few weeks, suddenly a student asked: “Why do we need to write a question on the card? why don’t we just ask you directly?” I told them: “If you want, you can ask me directly, or you can still write on the card. I will answer them all.”

By the end of the course, most students would ask me directly, and they told me that they like this interaction better as they learn more. A student commented: “We get many questions answered, so we do not need to read more or find the answers somewhere.” I explained: “If you do not ask, you do not know. If you do not know, you do not learn. The best way to learn is by asking what you do not understand.”