1. Lười
biếng
Khủng khiếp nhất, nguy hiểm nhất là lười biếng trong tư duy
(không mở ra để tiếp nhận cái mới, không sáng tạo, bắt chướt, bày đàn, ai làm
gì thì làm như thế)
Có nhiều người làm kế hoạch kinh doanh chỉ có 2 trang giấy mang
đến nói là rất tha thiết làm việc này, trong khi đó 1 kế hoạch có khoảng 600 –
700 trang, ngồi 6 – 7 tháng, lên Google tìm tòi, đọc sách, tìm tới chỗ này chỗ
kia, biết những con số thực tế.
Theo kinh nghiệm, làm một business phan, kế hoạch phải kỹ càng,
dày đặc như 1 luận án tiến sĩ. Luận án tiến sĩ thì cùng lắm là bị chê, rồi cũng
có bằng, chỉ mất thời gian, luận án tiến sĩ không chết ai, nhưng một kế hoạch
kinh doanh không làm đàng hoàng, bài bản sẽ gây ra 1) mất tiền của mình, người
cho mình vay và đối tác, 2) nhân viên bị sa thải, do đó hệ quả vô cùng lớn, do
đó kế hoạch kinh doanh là một vấn đề hết sức quan trọng. Người trẻ Việt Nam và
phần lớn doanh nhân (có dịp tiếp xúc) thì thường lười biếng trong tư duy, sáng
tạo, đặc thù, nghiên cứu, không có sự chuẩn bị đàng hoàng.
Người Nhật thường bị phê bình làm chậm chạp, thực tình, sự chậm
chạp này là để họ chuẩn bị cho đầy đủ, khi bắt tay vào việc thì họ làm rất
nhanh và chính xác. Khi họ nghiên cứu bất kỳ điều gì trước khi có quyết định họ
tính tới tính lui, bàn tới bàn lui suy nghĩ rất kỹ, họ làm quá cẩn thận, quá chậm
chạp. Người Mỹ khi làm chung thì có khi họ cũng bực mình người Người Nhật: 2
năm chuẩn bị, 1 năm thực hiệnkhi bắt tay vào việc thì làm rất nhanh và chính
xác.
Người Mỹ thường có 6 tháng chuẩn bị, 2,5 năm để chỉnh sửa lại
các vấn đề mà trước đó họ chưa chuẩn bị.
Việt Nam có khi chỉ 1 bữa nhậu là quyết định, trong 3 năm thực
hiện thì lúc nào cũng đi sửa sai (hư tới đâu sửa tới đó)
2. Ỷ lại
Ỷ lại vào cơ chế, gia đình, thầy cô và cố hữu trong mỗi cá nhân
nên không thể tự lập, độc lập, thường thấy ở người Việt Nam, Trung Quốc.
3. Đổ thừa
Đổ thừa do lỗi của người khác không phải lỗi ở mình; sợ thất bại
(vì sĩ diện), nên coi sự thất bại là người bạn chứ không phải kẻ thù, các bài học
quý giá (còn hơn bằng tiến sĩ), thành công thì nên cảnh giác trong khi thất bại
luôn là bài học (cuộc đời có lên có xuống).
Vietnam Carenet lượt ghi