Ngày 17/09/2017
– Blogs of Prof. John Vu, Carnegie Mellon University
Zhao Yan là sinh viên trong lớp của tôi, đã tốt nghiệp vài năm
trước; chúng tôi đã không có liên hệ mãi cho tới tuần trước khi anh ấy tới gặp
tôi. Sau khi nói chuyện bình thường, tôi đề nghị anh ấy chia sẻ kinh nghiệm của
anh ấy cho sinh viên của lớp tôi. Sau đây là câu chuyện của anh ấy:
“Tôi tốt nghiệp bẩy năm trước và đã làm việc tại Microsoft. Nó
đã là nghề nghiệp lớn mà tôi thậm chí không mơ được tới, và tôi chắc sẽ không
bao giờ trở thành người là tôi hôm nay nếu không có bản kế hoạch nghề nghiệp.
Chỉ trong bẩy năm, tôi đã được đề bạt hai lần và đã tiến tới làm người quản lí
sản phẩm cấp cao khi những người khác chắc phải mất ít nhất mười hay mười lăm
năm để tới vị trí đó.
Tôi vẫn nhớ lớp đầu tiên của tôi tại Carnegie Mellon khi chúng
tôi được giáo sư Vũ yêu cầu phát triển bản kế hoạch nghề nghiệp. Tôi nghĩ bụng:
“Tại sao chúng tôi cần phải vội vàng thế? Chúng tôi vẫn còn có ít nhất bốn năm
nữa để nghĩ về điều chúng tôi muốn làm.” Tôi đã viết ra vài đoạn và thậm chí
không nghĩ về nó. Trong thảo luận trên lớp, giáo sư Vũ nói: “Zhao Yan, em đã viết
rằng em muốn là người phát triển phần mềm. Đó có phải là mọi điều em muốn
không?” Tôi ngạc nhiên, cho nên tôi nói: “Sao không, em thích viết mã mà.” Giáo
sư Vũ nhấn mạnh: “Cho phần còn lại của đời em sao? Đó có phải là nghề nghiệp mà
em muốn không? Em có hứng khởi về cái gì đó khác không?” Đến lúc đó cả lớp đều
cười. Tôi bối rối, cho nên tôi cãi: “Vâng, đó là điều em muốn.” Giáo sư Vũ nói:
“Em tới gặp thầy sau giờ lên lớp, đây không phải là bản kế hoạch nghề nghiệp chấp
nhận được.”
Ở trường trung học, học sinh chỉ tới phòng làm việc của thầy khi
họ gặp rắc rối cho nên tôi nghĩ rằng tôi chắc sẽ bị phạt vì thái độ xấu của
tôi. Tuy nhiên, khi tôi tới văn phòng của thầy, thầy không giận mà giải thích
cho tôi về bản kế hoạch nghề nghiệp. Thầy nói: “Zhao Yan, lập kế hoạch nghề
nghiệp là về phát triển bản đồ giúp cho em quản lí việc học của em, để cho em
biết em cần gì. Nó chỉ ra cho em phải học môn học nào và em phải phát triển kĩ
năng nào. Em là thuyền trưởng của con tàu riêng của em, và em không thể đi trên
đại dương mà không có bản đồ. Ngay cả khi em tốt nghiệp và bắt đầu thám hiểm
nghề nghiệp của em, bản kế hoạch nghề nghiệp chỉ cho em kĩ năng nào em phải
phát triển để đảm bảo rằng công việc của em khớp với mối quan tâm cá nhân của
em. Bằng việc đi theo bản kế hoạch, em sẽ học những điều mới để quản lí thay đổi
trong cuộc đời em và trong suốt nghề nghiệp của em.”
Tôi bối rối, cho nên tôi xin lỗi về hành vi không tốt của mình,
nhưng thầy bảo tôi: “Thôi được, chúng ta cùng làm việc về bản kế hoạch nghề
nghiệp. Em phải nghĩ về em đang ở đâu bây giờ, em muốn tới đâu, và làm sao em sẽ
đi tới đó. Em muốn cái gì trong nghề nghiệp? Em thích làm cái gì? Điểm mạnh và
điểm yếu của em là gì? Là sinh viên Khoa học máy tính, em cần thám hiểm nhiều
con đường nghề nghiệp để nhận diện nơi em muốn đi tới trong ba năm, năm băm, bẩy
năm, và mười năm. Bằng việc thám hiểm mọi vị trí mà em quan tâm, em có thể thấy
kĩ năng nào và phẩm chất nào là được cần và lập kế hoạch cho tương lai của bạn.
Bằng việc có bản kế hoạch, em có thể chọn các môn học thích hợp để cải tiến kĩ
năng của em, để cho em sẵn sàng đi làm việc. Đây là điều giáo dục đại học là
gì; nó cho em cơ hội để làm quyết định về cuộc đời của em. Em không thể tới trường
một cách ngẫu nhiên kiểu như thả vào trong thác đổ và chảy xuôi theo bất kì chỗ
nào nó đưa em tới. Là sinh viên đại học, em phải lập kế hoạch nghề nghiệp và kế
hoạch cuộc đời em từ bây giờ khi em vẫn còn có thời gian để làm quyết định
đúng.”
Tôi dành ngày nghỉ cuối tuần để phát triển bản kế hoạch nghề
nghiệp rồi tới gặp thầy. Thầy cẩn thận đọc nó và cho tôi vài lời khuyên, đến đầu
tuần, tôi đã có bản kế hoạch nghề nghiệp chi tiết. Dựa trên điều đó, tôi đã chọn
các môn học thích hợp mà tôi cần, làm mạnh thêm cho kĩ năng của tôi cho nên đến
lúc tôi tốt nghiệp, tôi không có vấn đề gì về có việc làm tại Microsoft. Việc
làm đầu tiên của tôi là người phát triển phần mềm như nhiều người tốt nghiệp
khác, nhưng với bản kế hoạch nghề nghiệp tại chỗ, tôi hội tụ vào phát triển kĩ
năng quản lí dự án của mình. Trong ba năm, tôi đã được đề bạt lên làm người
quản lí dự án cho một tổ mười hai người. Vì tôi có nền tảng kĩ thuật mạnh, dự
án của tôi được hoàn thành đúng thời gian và trong ngân sách. Tôi có cơ hội quản
lí dự án khác có hai mươi nhăm người. Tôi đã thành công rồi tiếp tục sang dự án
khác quan trọng hơn với năm mươi người. Dựa trên bản kế hoạch nghề nghiệp, tôi
biết điều tôi cần để đạt tới mục đích nghề nghiệp của tôi. Vào lúc đó, các kĩ
năng kĩ thuật không còn là mấu chốt nữa, nhưng kĩ năng mềm trở thành bản chất.
Tôi đã nhìn vào bản kế hoạch nghề nghiệp của tôi chỗ giáo sư Vũ viết: “Tự hỏi
mình, hành động nào có thể giúp cho em đạt tới mục đích tiếp của em? Đào tạo
nào khác em cần và ai có thể hỗ trợ cho em đi tới đó.” Dựa trên lời khuyên của
thầy, tôi nói với người quản lí cấp cao của tôi rằng tôi muốn học thêm từ kinh
nghiệm của anh ấy vì anh ấy có trên hai mươi năm làm việc và anh ấy có thể dạy
cho tôi nhiều điều. Với ngạc nhiên của tôi, anh ấy đồng ý làm thầy kèm cho tôi
và để tôi làm việc gần anh ấy. Bằng việc học từ ai đó như anh ấy, điều đó giúp
cho tôi đạt tới mục đích tiếp của tôi là trở thành người quản lí sản phẩm nơi
tôi quản lí một tổ để hỗ trợ cho sản phẩm có tên là Hololens.
HoloLens là máy tính toàn ảnh được xây dựng trong tai nghe cho bạn
thấy, nghe và tương tác với ảnh ba chiều bên trong môi trường như phòng khách
hay không gian văn phòng trong kinh nghiệm toàn ảnh tương tác, ba chiều. Công
nghệ này sẽ làm thay đổi nhiều thứ, vì Microsoft đang xây dựng toàn thể tương
lai trong công nghệ này. Tôi sung sướng được là một phần của tổ này và nhìn lại,
tôi có thể nói rằng không có bản kế hoạch nghề nghiệp, tôi chắc sẽ không bao giờ
đạt tới mục đích này trong thời gian ngắn thế. Tại Microsoft, tôi đã làm bạn với
nhiều người và đã bị thách thức theo cách tôi thậm chí không thể nghĩ được
nhưng vì có “bản lộ trình” chi tiết tôi đã tìm ra đam mê của tôi là kĩ sư phần
mềm chuyên nghiệp.
Khi tôi còn trẻ, tôi đã coi việc có được bằng đại học, và việc
làm trả lương tốt là thành công. Bây giờ tôi đo nó bằng sự kính trọng mà người
khác có với tôi, kĩ năng của tôi có giá trị thế nào, những điểm mạnh của mối
quan hệ cá nhân của tôi với người khác, và tôi thích thú đến đâu với việc làm
việc như người chuyên nghiệp. Khi tôi suy nghĩ về nghề nghiệp của mình, tôi muốn
ca ngợi giáo sư Vũ và những thầy khác đã giúp tôi làm cho điều đó xảy ra. Khi
thầy đề nghị tôi chia sẻ kinh nghiệm với các bạn, tôi sẽ nói: “Lập kế hoạch nghề
nghiệp của bạn với tất cả trái tim và trí não của bạn vì bạn không thể đi vào đại
dương mà không có bản đồ. Tất cả các bạn đều là thuyền trưởng con tàu của bạn,
và bạn cần có bản kế hoạch nghề nghiệp chi tiết, để cho bạn biết bạn cần học gì
và làm gì với cuộc đời của bạn. Đừng đợi cho tới khi bạn tốt nghiệp mà làm điều
đó sớm nhất có thể được đi vì bạn vào đại học để lập kế hoạch cho tương lai của
bạn và chính bạn là người chịu trách nhiệm cho tương lai của bạn.”
GS John Vu
-------------------------------------------------------------
Giáo sư John Vu, một người Mỹ gốc Việt, là một nhà khoa học nổi
tiếng nước Mỹ thuộc trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới. Ông từng
là Phó Chủ tịch của Boeing. Sau khi rời Boeing, GS John Vu hiện là viện trưởng
Viện Công Nghệ Sinh Học ÐH Carnegie Mellon. Ông là dịch giả/tác giả bộ sách
Hành Trình về Phương Ðông, Ðường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Ðỉnh
Tuyết Sơn,… và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.
-------------------------------------------------------------
—English version—
The career of Zhao Yan
Zhao Yan was a student in my class who graduated seven years
ago; we had not in contact until last week when he came to see me. After our
casual conversation, I asked him to share his experience with my current
students. Following is his story:
“I graduated seven years ago and worked at Microsoft. It has
been a great career that I have not even dream of, and I would never become who
am I today without a career plan. In just seven years, I got promoted twice and
advanced to senior product manager when others would take at least ten or
fifteen years to get that position.
I still remember my first class at Carnegie Mellon when we were
required to develop a career plan by professor Vu. I thought: “Why do we need
to be in such a hurry? We still have at least four more years to think about
what we want to do.” I wrote down a few paragraphs and did not even think about
it. During the class discussion, Professor Vu said: “Zhao Yan, you wrote that
you want to be a software developer. Is that all you want?” I was surprised, so
I said: “Why not, I like to code.” Professor Vu insisted: “For the rest of your
life? Is that the career that you want? Do you have aspirations for anything
else? By that time the whole class was laughing. I was embarrassed, so I
argued: “Yes, that what I want.” Professor Vu said: “You come to see me after
class, this is not an acceptable career plan.”
In high school, students only go to the teachers’ office when
they are in trouble so I thought that I would be punished for my bad attitude.
However, when I came to his office, he was not angry but explained to me about
the career plan. He said: “Zhao Yan, career planning is about developing a map
that helps you manage your learning, so you know what you need. It shows you
what courses you must take and what skills you must develop. You are the
captain of your own ship, and you cannot sail in the ocean without a map. Even
when you graduate and begin to explore your career, the career plan shows you
what other skills you must develop to ensure that your work fits with your
personal interest. By following a plan, you will learn new things to manage the
changes in your life and throughout your career.”
I was embarrassed, so I apologize for my misbehavior, but he
told me: “It is OK, let us work together on the career plan. You must think
about where you are now, where you want to be, and how you are going to get
there. What do you want in a career? What do you like to do? What
are your strengths and weaknesses? As a Computer Science student, you need to
explore multiple career paths to identify where you want to go in three
years, five years, seven years, and ten years. By exploring all the positions
that interest you, you can find what skills and qualifications required and
plan your future. By having a plan, you can select appropriate courses to
improve your skills, so you are ready to go to work. This is what college
education is about; it gives you the opportunity to make a decision about your life.
You cannot go to school in a random fashion just like a leave in a waterfall
and flow whenever it takes you.As a college student, you must plan your career
and your life now when you still have time to make the right decision.”
I spent the weekend to develop a career plan then came to see
him. He read it carefully and gave me some advice, by the beginning of the
week, I had a detailed career plan. Based on that, I selected the appropriate
courses that I need, to strengthen my skills so by the time I graduated, I had
no problem to get a job at Microsoft. My first job was a software developer
like many other graduates, but with a career plan in place, I focused on
developing my project management skills. In three years, I got promoted to
project manager for a team of twelve people. Because I had a strong technical
foundation, my project completed on time and within budget. I had a chance to
manage another project of twenty-five people. I succeed then continued to
another more important project of fifty people. Based on the career plan, I
know what I need to achieve my career goals. By that time, the technical skills
are no longer critical, but the soft skills became essential. I looked into my
career plan where Professor Vu wrote: “Ask yourself, what actions that can help
you to achieve your next goal? What other training that you need and who can
support you to get there.” Based on his advice, I told my senior manager that I
would like to learn more from his experience since he had over twenty years of
working and he can teach me a lot. To my surprise, he agreed to mentor me and
let me work close to him. By learning from someone like him, it helped me to
achieve my next goal of becoming a product manager where I managed a team to
support a product called the Hololens.
The HoloLens is a holographic computer built into a headset that
lets you see, hear, and interact with holograms within an environment such as a
living room or an office space in an immersive, interactive holographic
experience. This technology will change many things, as Microsoft is building
the entire future in this technology. I was so happy to be part of this team
and looking back; I can say that without a career plan, I would never achieve
this goal in such a short time. At Microsoft, I made many friends and was
challenged in ways I could not even have thought but having a detailed
“roadmap” I found my passion of being a professional software engineer.
When I was young, I considered getting a college degree, and a
job that pays well would be a success. Now I measure it by the respect that
others have for me, how my skills are valued, the strength of my personal
relationships with others, and how much I enjoy working as a professional. As I
reflect on my career, I would like to appreciate Professor Vu and others who
helped me to make it happen. As he asked me to share my experience with you, I
would say: “Plan your career with all your heart and mind because you cannot
sail in the ocean without a map. You are all the captain of your ship, and you
need to have a detailed career plan, so you know what you need to learn and
what to do with your life. Do not wait until you graduate but do it as early as
possible because you go to college to plan your future and it is you who are
responsible for your future.”