CÔNG TY KHỞI NGHIỆP ĐỂ HỌC, HỌC CHO CÔNG TY KHỞI NGHIỆP – John Vu

Ngày 25/09/2017 – Blogs of Prof. John Vu, Carnegie Mellon University
Một sinh viên Khoa học máy tính viết cho tôi: “Em muốn là nhà doanh nghiệp thành công và thường đọc blog của thầy để xem lời khuyên. Em muốn bắt đầu công ti của em nhưng muốn chắc rằng em có thể thành công và tránh rủi ro. Xin thầy lời khuyên.”

Đáp: Không có đảm bảo trong bất kì công ti khởi nghiệp nào vì nó là kinh doanh rủi ro, và chừng nào bạn chưa sẵn lòng nhận rủi ro, bạn không nên bắt đầu công ti. Công ti khởi nghiệp đòi hỏi nhiều nỗ lực và cam kết hơn phần lớn mọi người nghĩ. Mọi nhà doanh nghiệp thành công đều đã thất bại nhiều lần trước khi họ thành công. Và thành công của họ chủ yếu dựa trên điều họ học sau khi phạm phải sai lầm. Mỗi lúc họ bắt đầu, họ phạm sai lầm mới và liên tục học từ nó, đó là cách họ thành công. Quá trình thành nhà doanh nghiệp đầy những lên xuống, với hết sai lầm nọ tới sai lầm kia, nó không dễ dàng như nhiều người nói đâu. Để thành công, bạn phải học “cách học từ sai lầm” và không từ bỏ quyết tâm của bạn.
Có nhiều sách được viết về công ti khởi nghiệp và nhà doanh nghiệp. Một số sách là tốt, nhưng nhiều sách thì không. Một nhà doanh nghiệp nghiêm chỉnh thành công có lần nói với tôi: “Những người viết sách về khởi nghiệp hay dạy các lớp tập huấn về cách tạo ra công ti khởi nghiệp thực tại là các nhà doanh nghiệp. Sản phẩm của họ là về bán “giấc mơ” cho các nhà doanh nghiệp “muốn vậy”. Một số người làm ra nhiều tiền khi làm việc đó. Tuy nhiên, nhiều nhà doanh nghiệp thành công rất bận rộn bắt đầu và học. Họ không có thời gian viết sách hay dạy cho bất kì ai.” Theo cách nhìn của ông ấy, không ai có thể đọc sách và trở thành nhà doanh nghiệp thành công được, nhưng họ phải học bằng làm. Ông ấy nói: “Sai lầm là một phần của cuộc hành trình của bất kì nhà doanh nghiệp nào. Mặc dầu bạn có thể học được cái gì đó từ người khác, bạn có thể hỏi xin lời khuyên từ những người đã làm nó, nhưng phần lớn mọi thứ bạn làm đều duy nhất, bạn cần học từ sai lầm riêng của bạn.”
Tất nhiên, có các yếu tố chung mà mọi công ti khởi nghiệp phải có như tìm ra người đúng cho tổ của bạn. Đây là nhân tố quan trọng nhất cho thành công. Mọi tổ công ti khởi nghiệp đều phải có người lãnh đạo có viễn kiến, người cam kết theo đuổi ý tưởng và sẵn lòng thay đổi để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tổ phải có một số người kĩ thuật, người có thể viết mã và xây dựng sản phẩm nhanh chóng để đáp ứng cho yêu cầu của khách hàng và cần người bán hàng, người có thể bán sản phẩm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng của họ. Cách những thành viên tổ này tương tác, cách họ hỗ trợ lẫn nhau trong thăng trầm của cuộc hành trình khởi nghiệp, sẽ xác định tổ có thể kéo dài bao lâu.
Yếu tố cần thiết khác cho thành công là bạn phải dè dặt với tiền bạc. Không tiêu tiền một cách ngu xuẩn chừng nào công ti còn chưa làm ra nhiều tiền. Công ti chỉ nên tăng trưởng tương ứng theo thu nhập họ làm ra. Nhiều nhà doanh nghiệp có lạc quan “thành công sớm” và bắt đầu chi tiêu sau khi họ nhận được số tiền nào đó. Đây là con đường tai hại làm công ti chìm xuồng nhanh chóng. Trong hầu hết trường hợp, bạn nên bỏ qua cám dỗ thuê văn phòng đẹp và có đồ đạc đẹp vì bạn tin rằng bạn sẽ thành công. Đợi cho tới khi công ti của bạn có nhiều thu nhập đi nếu không bạn sẽ học bài học thất bại cay đắng. Mặc dầu có “thổi phồng” nào đó về công ti khởi nghiệp phải tăng trưởng nhanh, sự kiện là phần lớn các công ti khởi nghiệp không tăng trưởng nhanh như bạn mong đợi. Bạn có thể lâm vào vấn đề nếu bạn bành trướng ra mà không có thu nhập nào đó để hậu thuẫn cho nó thế rồi bạn sẽ chi nhiều hơn bạn cần.
Là nhà doanh nghiệp, bạn sẽ phạm sai lầm. Tôi hi vọng rằng lời khuyên của tôi sẽ giúp bạn tránh được một số vấn đề mà người khác thường mắc phải. Bất kể liệu công ti khởi nghiệp của bạn vẫn là ý tưởng hay sẵn sàng làm, bạn phải sẵn lòng học bất kì khi nào cơ hội tới vì bạn không bao giờ biết cái gì sẽ xảy ra tiếp. Nhưng chừng nào bạn còn học, bạn sẽ làm tốt.
-------------------------------------------------------------
Giáo sư John Vu, một người Mỹ gốc Việt, là một nhà khoa học nổi tiếng nước Mỹ thuộc trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới. Ông từng là Phó Chủ tịch của Boeing. Sau khi rời Boeing, GS John Vu hiện là viện trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ÐH Carnegie Mellon. Ông là dịch giả/tác giả bộ sách Hành Trình về Phương Ðông, Ðường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Ðỉnh Tuyết Sơn,… và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.

-------------------------------------------------------------

—English version—

Startup to learn, learn to startup
A Computer Science student wrote to me: “I want to be a successful entrepreneur and often read your blog for advice. I would like to start my company but want to make sure that I could be successful and avoid risks. Please advise.”
Answer: There is no guarantee in any start-up because it is a risky business, and unless you are willing to take a risk, you should not start a company. Start-up demands more efforts and commitment than most people think. All successful entrepreneurs had failed several times before they succeed. And their success is mostly based on what they learn after making mistakes. Each time they start, they make a new mistake and continue to learn from it, that is how they succeed. The entrepreneur process is full of ups and downs, with mistakes after mistakes, it is not as easy as many people say. To be successful, you must learn “how to learn from mistakes” and not give up your determination.
There are many books written about start-up and entrepreneurship. Some are good, but many are not. A successful serial  entrepreneur once told me: “The people who write books about entrepreneurship or teaching workshop on how to create a startup is actually entrepreneurs. Their product is about selling “Dreams” to the “want-to-be” entrepreneur. Some are making a lot of money doing that. However, many successful entrepreneurs are busy starting and learning. They do not have time to write a book or teaching anyone.” In his view, no one can read a book and become a successful entrepreneur, but they have to learn by doing. He said: “Mistakes are a part of any entrepreneur’s journey. Although you may learn something from others, you may ask for advice from people who have done it, but most of the thing you do is unique, you need to learn from your own mistake.”
Of course, there are common factors that every startup must have such as finding the right people for your team.This is the most important factor for success. Every startup team must have a visionary leader who commits to pursuing the idea and willing to change to meet the market demand. The team should have some technical people who can write code and build the product quickly to meet the customers’ requirements and salesperson who can sell the product and build the relationship with their customers. How these team members interact, how they support others in the ups and downs of the entrepreneurship journey, will determine how long the team last.
Another necessary factor for success is you must be conservative with the money. Do not spend money foolishly until the company is making a lot of money. The company should only grow in accord with the revenue that they make. Many entrepreneurs have an “Early-success” optimism and start spending after they receive some money. This is a disastrous path that sinks the company quickly. In most cases, you should ignore the temptation to rent a nice office and have beautiful furniture because you believe that you will succeed. Wait until your company has a lot of revenues else you will learn a bitter lesson of failure. Although there are some “hypes” about startup must grow fast, the fact is most startups do not grow fast as you expect. You could get into problems if you expand without some revenue to back it up then you will spend more than you need.

As an entrepreneur, you will make mistakes. I hope that my advice will help you avoid some problems that other people often make. Regardless whether your start-up is still an idea or ready to go, you must be willing to learn whenever the opportunity comes because you never know what will happen next. But as long as you learn, you will do well.