20/01/2015 – Blogs of Prof.
John Vu, Carnegie Mellon University – This article is translated into
Vietnamese by Ngo Trung Viet with the English originals followed.
Một người bạn hỏi: “Nếu khởi nghiệp là “khoa học” mà có thể được
dạy và được tái tạo lại thì làm sao các nước đang phát triển có thể dạy cho
sinh viên là nhà doanh nghiệp, tạo ra các công ti khởi nghiệp để cải tiến nền
kinh tế, và giải quyết vấn đề thất nghiệp?” Tôi bảo anh ấy: “Điều đó phải bắt đầu
bằng việc thúc đẩy nhiều hơn về khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM)
vì chúng là nền tảng của phát kiến. Không có phát kiến công nghệ, sẽ khó cho
các nhà doanh nghiệp tạo ra các công ti khởi nghiệp mà có thể làm nên khác biệt
cho nền kinh tế.”
Khi tôi dạy ở châu Á, tôi nghe nhiều cuộc nói chuyện về khởi
nghiệp và công ti khởi nghiệp nhưng tôi không thấy mấy hành động. Khi tới thăm
các đại học, tôi thấy các lớp khởi nghiệp phần lớn được dạy trong trường Kinh
doanh nơi sinh viên học về kinh tế, quản lí và tài chính. Một giáo sư bảo tôi rằng
họ có chương trình để dạy cho sinh viên về cách bắt đầu công ti nhưng cho dù
sinh viên có tạo ra công ti khởi nghiệp, sau một thời gian ngắn, phần lớn đều
thất bạn. Tôi giải thích cho ông ấy rằng khởi nghiệp công nghệ nên được dạy
trong trường Công nghệ chứ không trong trường Kinh doanh. Sai lầm thường phạm
phải của trường Kinh doanh là họ đối xử với công ti khởi nghiệp hệt như một
công ti nhỏ. Nhưng công ti khởi nghiệp KHÔNG phải là công ti nhỏ. Công ti là một
doanh nghiệp có tri thức về khách hàng, sản phẩm hay dịch vụ cũng như thị trường.
Công ti khởi nghiệp là một “tổ chức lâm thời” đang tìm kiếm khách hàng và tìm
cách kinh doanh nơi thị trường vẫn còn chưa được biết tới.
Giáo dục về công ti khởi nghiệp nên hội tụ vào việc tạo ra các sản
phẩm phát kiến mà có thể giải quyết các vấn đề hay đáp ứng một nhu cầu trước hết,
chứ không phải là cách bắt đầu một công ti. Do đó việc dạy về khởi nghiệp cho
sinh viên khoa học hay công nghệ là cách tiếp cận logic. Mục đích tối thượng của
công ti khởi nghiệp công nghệ là phá vỡ thị trường bằng việc đem tới giá trị mới
cho nhiều người, và đồng thời tạo ra việc làm mới, thị trường mới, và ngành
công nghiệp mới. Vấn đề với đào tạo kinh doanh là sinh viên thường theo các qui
tắc kinh doanh nào đó, các lí thuyết kinh tế, phương pháp luận tài chính và xây
dựng bản kế hoạch kinh doanh để cho mọi điều họ cần là tuân theo cùng các qui
trình mà phần lớn các công ti lớn đang làm để đưa sản phẩm ra thị trường. Nhưng
khởi nghiệp không giống như thế vì sản phẩm của họ còn chưa được biết tới,
khách hàng của họ còn chưa được biết tới, thị trường của họ là chưa được biết tới
và doanh nghiệp của họ cũng không được ai biết tới. Vì có nhiều bất định thế, bạn
không thể coi công ti khởi nghiệp là công ti nhỏ được.
Về căn bản, khởi nghiệp không phải là việc làm; nó là việc kinh
doanh rất mạo hiểm. Nó không dễ nhưng mọi người thường tô điểm thành công của
nó cho dù có nhiều thất bại tới mức cần phải được dạy để cho sinh viên có thể học
được từ sai lầm của người khác. Mọi người đều muốn là Bill Gates hay Steve Jobs
và vấn đề là nhiều đào tạo khởi nghiệp đang hội tụ chủ yếu vào vinh quang chứ
không vào thất bại. Sinh viên được mong đợi sẽ làm ra nhiều tiền trước khi họ
được dạy cho về gia tăng giá trị cho thị trường. Chủ định của khởi nghiệp không
phải là làm ra tiền mà để tạo ra các sản phẩm có giá trị có thể làm thay đổi
cách mọi người làm việc hay làm cho thế giới này thành chỗ tốt hơn. Tiền chỉ là
kết quả của việc cung cấp giải pháp thành công để giải quyết vấn đề.
Vì có nhiều công ti khởi nghiệp thế bị thất bại, sinh viên phải
được dạy cho cách xử trí với thất bại trước hết. Nếu họ không sẵn lòng vượt qua
thất bại, họ không bao giờ thành công. Vấn đề chính cho nhiều nhà doanh nghiệp,
đặc biệt ở châu Á là họ không có môi trường nơi họ có thể trao đổi các ý tưởng
và học từ người khác. Rất khó tìm ra người cố vấn giỏi. Phần lớn các nhà doanh
nghiệp châu Á đều tự họ làm việc, ở chỗ biệt lập, dựa trên suy nghĩ và tính
sáng tạo riêng của họ. Tôi nghĩ đại học nên tạo ra môi trường cho những nhà
doanh nghiệp này để đáp ứng và thảo luận về các ý tưởng của họ với nhau. Các lớp
khởi nghiệp nên là chỗ mà ở đó sinh viên dành thời gian cùng người khác hay các
nhà doanh nghiệp có kinh nghiệm để thảo luận về các ý tưởng về cách đưa ý tưởng
của họ ra thị trường.
Khởi nghiệp phần nhiều là về làm vì nó là về việc biết, sinh
viên phải học bằng cách làm thay vì ghi nhớ các lí thuyết về khởi nghiệp. Đó là
lí do tại sao cách tiếp cận “học qua hành” là hoàn hảo cho kiểu học này. Để dạy
khởi nghiệp, sinh viên sẽ phải thất bại vài lần xem như “kinh nghiệm học tập”
trong các bài tập của lớp để cho họ có thể xây dựng nên tính kiên cường và tính
cách của họ. Một nhà doanh nghiệp thành công nổi tiếng đã nói: “Sai lầm lớn nhất
của tôi đã đưa tôi tới kinh nghiệm học tập lớn nhất và chung cuộc tới thành
công của tôi.” Thay vì dạy về tài chính, kinh tế và quản lí, lớp khởi nghiệp phải
dạy về tổn thất tâm lí liên kết với thất bại, giảm thiểu rủi ro, và phát triển
cá nhân và đó là lí do tại sao tôi tin dạy khởi nghiệp trong chương trình kinh
doanh là không hiệu quả.
-------------------------------------------------------------
Giáo sư John Vu, một người Mỹ gốc Việt, là một nhà khoa học nổi
tiếng nước Mỹ thuộc trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới. Ông từng
là Phó Chủ tịch của Boeing. Sau khi rời Boeing, GS John Vu hiện là viện trưởng
Viện Công Nghệ Sinh Học ÐH Carnegie Mellon. Ông là dịch giả/tác giả bộ sách
Hành Trình về Phương Ðông, Ðường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Ðỉnh
Tuyết Sơn,… và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.
-------------------------------------------------------------
—English version—
Teaching Entrepreneurship
A friend asked: “If entrepreneurship is a “science” that can be
taught and replicated then how can developing countries teach students to be
entrepreneurs, create startups to improve economy, and solve unemployment
problem? I told him: “It must start by promoting more on science, technology,
engineering and math (STEM) because they are the foundation of innovations.
Without technology innovations, it would be difficult for entrepreneurs to
create startups that can make a difference to the economy.”
When I taught in Asia, I heard a lot of talks about
entrepreneurship and startups but I had not seen much actions. When visited
universities, I found entrepreneurship classes were mostly taught in Business
school where students learned about economics, management and finance. A
professor told me that they have a program to teach students on how to start
companies but even students did create startups, after a short time, most
failed. I explained to him that technology entrepreneurship should be taught in
Technology school, not Business school. The commonly made mistake of Business
school is they treat startup just like a small company. But startup is NOT a
small company. A company is a business that has knowledge of customers,
products or services as well as the market. A startup is a “temporary organization”
looking for customers and searching for business where the market is still
unknown.
Startup education should focus on the creation of innovated
products that can solve problems or meet a need first, not how to start a
company. Therefore teaching entrepreneurship to science or technology students
is a logical approach. The ultimate goal of technology startup is to disrupt
the market by bringing new values to a lot of people, and at the same time
create new jobs, new markets, and new industries. The issue with business
training is students often follow certain business rules, economic theories,
finance methodology and develop business plan so all they need is follow the
same processes that most large companies are doing to put the products out to
the market. But entrepreneurship is not like that because their product is
unknown, their customers are unknown, their market is unknown and their
business is also unknown. Because there are so many uncertainties, you cannot
treat startup like a small company.
Basically, entrepreneurship is not a job; it is a very risky
venture. It is not easy but people often glorify its success even there are so
many failures that should be taught so students can learn from others’
mistakes. Everyone wants to be Bill Gates or Steve Jobs and the problem is many
entrepreneurship trainings are focusing mostly on the glory but not the defeat.
Students are expected to make a lot of money before they are taught about
adding value to the market. The purpose of entrepreneurship is not making money
but create value products that can change the way people work or make the world
a better place. Money is only the result of successfully providing solutions to
solve problems.
Because there are so many startup failures, students must be
taught about how to deal with failures first. If they are not willing to
overcome failure, they never succeed. A major issue for many entrepreneurs,
especially in Asia is they do not have an environment where they can exchange
ideas and learn from others. It is very difficult to find good advisors. Most
Asian entrepreneurs are working by themselves, in isolation, based on their own
thinking and creativity. I think university should create an environment for
these entrepreneurs to meet and discuss their ideas with each other.
Entrepreneur classes should be places in which students spend time with others or
experienced entrepreneurs to discuss ideas on how to taking their ideas to the
market.
Entrepreneurship is as much about doing as it is about knowing,
students should learn by doing rather than memorizing theories about startups.
That is why “learning by doing” approach is perfect for this type of learning.
To teach entrepreneurship, students will have to fail several times as
“learning experience” in class’ exercises so they can build their resiliency
and characters. A famous successful entrepreneur has said: “My biggest failures
led to my biggest learning experiences and eventually my success.” Instead of
teaching about finance, economic and management, entrepreneurship class must
teach about psychological costs associated with failure, risk mitigation, and
personal development and that is why I believe teaching entrepreneurship in
business programs is not effective.