PHẦN 6:
THUỐC BHYT
(Tuổi Trẻ Online 24/07/2017) Năm 2017, nhiều địa phương trên cả
nước tăng viện phí theo lộ trình của Chính phủ.
Tại TP.HCM, từ ngày 1-8 các bệnh viện công tự bảo đảm chi thường
xuyên sẽ tăng viện phí trung bình khoảng 30% đối với người không có thẻ bảo hiểm
y tế. Đối với các bệnh viện công đảm bảo một phần chi thường xuyên sẽ tăng viện
phí từ 1-10.
Viện phí tăng ảnh hưởng thế nào đến người không có bảo hiểm y tế?
Nếu chẳng may mắc phải bệnh hiểm nghèo, bảo hiểm y tế đỡ gánh nặng viện phí ra
sao?
Muốn tham gia bảo hiểm y tế có khó không, đăng ký ở đâu, thủ tục
thế nào? Hộ khẩu ở tỉnh, sống ở TP.HCM có mua BHYT được không? Quyền lợi của
người tham gia bảo hiểm y tế ra sao khi đi khám, chữa bệnh…
Ngay từ bây giờ tất cả thắc mắc của bạn đọc liên quan đến bảo hiểm
y tế, viện phí, gánh nặng bệnh hiểm hiểm nghèo… hãy gửi ngay đến tuoitre.vn để
được các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm, y tế, tài chính giải đáp.
Tham dự buổi giao lưu trực tuyến có:
- Bác sĩ Lưu Thị Thanh Huyền - Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội
TP.HCM.
- TS.BS Diệp Bảo Tuấn - Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu
TP.HCM.
- Bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Trưởng phòng giám định 1, Bảo hiểm
xã hội TP.HCM.
- Bà Đinh Thị Liễu - Trưởng phòng Kế hoạch tài chính, Sở Y
tế TP.HCM.
Sau đây là những câu hỏi và câu trả lời liên quan đến:
THUỐC BHYT
----------------------------------
----------------------------------
Thu Huyền 10:41 24/07/2017
Nhiều bác sĩ nói với bệnh nhân thuốc điều trị cho bệnh nhân BHYT
(bệnh viện đấu thầu cung ứng thuốc) do đấu thầu theo tiêu chí chọn thuốc giá rẻ
nên chất lượng không bằng thuốc sửdụng cho bệnh nhân dịch vụ. Ở góc độ bác sĩ
điều trị, lãnh đạo bệnh viện bác sĩ có thể khách quan cho biết thông tin này có
đúng không? Thực tế mỗi khi đi khám bệnh bác sĩ vẫn khuyên tôi mua thuốc biệt
dược gốc sẽ mau khỏi bệnh hơn thuốc của bảo hiểm.
TS.BS Diệp
Bảo Tuấn Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM10:53
24/07/2017
Thuốc biệt dược gốc (brand name) là thuốc do các công ty dược đầu
tư tài chính để nghiên cứu và sản xuất nên có giá thành cao. Thuốc tương đương
(generic) là những thuốc do các công ty sản xuất theo công thức của biệt
dược gốc (sau thời gian được độc quyền) nên giá thành thấp hơn. Theo nguyên tắc,
thuốc tương đương có tác dụng gần giống như thuốc biệt dược gốc nhưng có giá
thành rẻ hơn. Theo quy định, khi đấu thầu, bệnh viện sẽ tăng dần số lượng thuốc
tương đương, giảm dần thuốc biệt dược gốc để giảm chi phí điều trị cho người bệnh
(có hoặc không có BHYT).
Việc các bác sĩ khuyên chỉ sử dụng biệt dược gốc là không đúng với
chủ trương của Bệnh viện Ung Bướu. Vì điều này sẽ làm tăng chi phí điều trị.
----------------------------------
Thế Bảo 08:35 24/07/2017
Xin hỏi, vì sao cùng một loại bệnh ung thư nhưng có bệnh nhân được
bảo hiểm chi trả 50% tiền thuốc nhưng có bệnh nhân dù có BHYT nhưng lại không
được thanh toán?
TS.BS Diệp
Bảo Tuấn Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu
TP.HCM08:42 24/07/2017
Theo quy định Bảo hiểm y tế (BHYT), những thuốc trong danh
mục điều trị của bệnh viện Ung Bướu sẽ được bảo hiểm chi trả 100% theo quyền lợi.
Trừ 4 loại thuốc chỉ được trả 50%, đó là: Doxorubicin, Erlotinib.
Gefitinib, Sorafenib.
Trường hợp của bạn, đề nghị liên hệ với đơn vị BHYT của bệnh viện
để được xem xét cụ thể.
----------------------------------
----------------------------------
Tran thi
bach yen 07:39 24/07/2017
Nói là BHYT nhưng có một số thuốc không có trong danh mục, bệnh
nhân cũng phải mua thuốc ngoài. Vậy có BHYT làm gì?
Bà Nguyễn
Thị Thu Hằng Trưởng phòng giám định 1,
Bảo hiểm xã hội TP.HCM09:13 24/07/2017
Theo Thông tư 40/2014/tt-byt về việc ban hành
danh mục thuốc tân dược của Bộ Y tế có 1064 mã thuốc trong 27 phân
nhóm đủ để điều trị tất cả các loại bệnh từ tuyến y tế cơ sở đến tuyến
trung ương. Bạn có thể tham khảo thêm danh mục thuốc tại Thông tư
40/2014/tt-byt để phục vụ việc điều trị.