19/12/2016 16:05 GMT+7
TTO - Tại VN, tuy chưa có con số
thống kê chính thức nhưng rải rác đã có trường hợp tai biến y khoa như mổ nhầm
chân, chẩn đoán chưa phù hợp làm bệnh nhân diễn biến nặng hoặc tử vong.
Tại các bệnh viện, do chưa có quy định rõ về mức bồi thường và
các trường hợp sẽ được bồi thường khi xảy ra tai biến y khoa, vì vậy, sau tai
biến, bệnh viện và người bệnh thường khó thống nhất và đôi khi đã xảy ra những
rắc rối về pháp lý sau đó.
Để phần nào giải đáp câu hỏi này, từ 16g chiều 19-12, báo
Tuổi Trẻ phối hợp với Bộ Y tế tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến “An toàn cho người
bệnh”.
Ngay từ bây giờ, bạn đọc có băn khoăn như hạn chế tai biến y
khoa bằng cách nào, nên có thêm những hướng dẫn như thế nào để hạn chế tai biến
y khoa, những khâu nào trong khám chữa bệnh hay xảy ra tai biến y khoa, bệnh
nhân và thầy thuốc cần chuẩn bị những gì để phòng tránh tai biến y khoa… có thể
đặt câu hỏi cho các khách mời của chúng tôi.
Tham dự cuộc giao lưu có:
- PGS-TS
Lương Ngọc Khuê, cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế,
- TS
Dương Đức Hùng, trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai.
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ
Y tế
NỘI DUNG
Văn Tiến 15:40
19/12/2016
Tôi muốn
hỏi kế hoạch về hạn chế những tai biến y khoa? Xin cảm ơn.
TS Dương Đức Hùng - Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bạch
Mai.
17:31 19/12/2016
Đây là một
vấn đề có tính chất chiến lược, cần phải được triển khai một cách nghiêm túc,
có chiều sâu, chiều dài của cả hệ thống y tế, thông qua 3 vấn đề:
1, Tập
huấn nâng cao nhận thức của nhân viên y tế trong việc thực hiện an toàn người bệnh.
2, Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về an toàn trong hành nghề y dược, các quy định về hành chính, chuyên môn (bảng kiểm an toàn phẫu thuật, bảng kiểm về đánh giá nguy cơ trong phẫu thuật, các quy định trong tiêm chủng, truyền máu...).
2, Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về an toàn trong hành nghề y dược, các quy định về hành chính, chuyên môn (bảng kiểm an toàn phẫu thuật, bảng kiểm về đánh giá nguy cơ trong phẫu thuật, các quy định trong tiêm chủng, truyền máu...).
3, Tổ chức
giám sát, kiểm tra một cách chặt chẽ quy định đã có
Phối hợp
tốt với truyền thông để tuyên truyền trong dân dân để cùng phối hợp với y tế để
thực hiện và giám sát các quy định này. Ví dụ việc thông tin cho bác sỹ tiền sử
bệnh tật (như dị ứng) cũng giúp các bác sỹ trong kê đơn, giảm thiểu các thuốc
có nguy cơ.
Đông Quân 15:39
19/12/2016
Người bệnh
VN hay bị kháng kháng sinh và càng ngày càng phải sử dụng kháng sinh đắt tiền.
Tôi muốn hỏi những bệnh nhân kháng kháng sinh có phải là một dạng tai biến y
khoa? Xin cảm ơn.
PGS-TS Lương Ngọc Khuê Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ
Y tế
17:27 19/12/2016
Không phải
người bệnh nào cũng hay bị kháng kháng sinh như nhận định của bạn.
Trong quá
trình điều trị, việc sử dụng kháng sinh được chỉ định căn cứ theo bệnh cảnh lâm
sàng và các quy định của phác đồ điều trị và từng tuyến kĩ thuật. Do vậy, việc
sử dụng loại kháng sinh gì là theo bệnh cảnh của người bệnh để giúp điều trị khỏi
bệnh.
Nhiều trường hợp bị kháng kháng sinh cũng có thể do cơ địa của người bệnh nhưng cũng có trường hợp được gọi là tai biến y khoa nếu các thầy thuốc không tuân thủ các quy trình điều trị trên.
Nhiều trường hợp bị kháng kháng sinh cũng có thể do cơ địa của người bệnh nhưng cũng có trường hợp được gọi là tai biến y khoa nếu các thầy thuốc không tuân thủ các quy trình điều trị trên.
Bao ninh 21:49
18/12/2016
Thưa tiến
sĩ, hiện nay có cách nào bảo vệ người thầy thuốc trước áp lực thậm chí la đe doạ
bạo lực từ người nhà bênh nhân khi sự cố đáng tiếc xãy ra không?
TS Dương Đức HùngTrưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bạch
Mai.17:26 19/12/2016
Muốn bảo
vệ thì phải từ hai phía.
Thứ nhất
về phía bác sỹ và nhân viên y tế nói chung: Phải tuân thủ hết sức nghiêm túc
quy trình, quy chế khám chữa bệnh, các quy định trong giao tiếp, ứng xử đối
với bệnh nhân và người nhà.
Đối với
xã hội: Cần phải có chế tài về mặt luật pháp để bảo vệ những người hành nghề y,
vì đây là nghề có tính chất đặc thù.
Với truyền
thông: Phải tuyên truyền, giáo dục thường xuyên để nhân dân hiểu đúng quy định
của pháp luật, cũng như có sự nhìn nhận đúng đắn về nghề y cũng như những hy
sinh và cống hiến của nhân viên y tế đối với việc chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Khi xem phóng sự về bác sỹ Carlo Urbani, người đã qua đời do nhiễm bệnh SARS trong quá trình làm nhiệm vụ, rất nhiều người đã khóc. Chúng ta sống trong một xã hội pháp quyền, nghề y cũng như các nghề nghiệp khác đều phải sống và làm việc theo pháp luật.
Là một bác sỹ, tôi cũng không mong muốn đưa nghề y là nghề gì đó quá khác, nghề nào cũng có hy sinh và cống hiến chứ không chỉ riêng ngành y. Vấn đề là mỗi người cần cố gắng làm tốt nhất chức năng nhiệm vụ của mình.
Khi xem phóng sự về bác sỹ Carlo Urbani, người đã qua đời do nhiễm bệnh SARS trong quá trình làm nhiệm vụ, rất nhiều người đã khóc. Chúng ta sống trong một xã hội pháp quyền, nghề y cũng như các nghề nghiệp khác đều phải sống và làm việc theo pháp luật.
Là một bác sỹ, tôi cũng không mong muốn đưa nghề y là nghề gì đó quá khác, nghề nào cũng có hy sinh và cống hiến chứ không chỉ riêng ngành y. Vấn đề là mỗi người cần cố gắng làm tốt nhất chức năng nhiệm vụ của mình.
Không Tên 15:41
19/12/2016
Khi gặp
tai biến y khoa, các nước G7 như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật... xử lý như thế nào, thưa
bác sĩ?
PGS-TS Lương Ngọc Khuê Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ
Y tế
17:22 19/12/2016
Theo tôi
được biết, sự cố y khoa cũng thường xảy ra ở các nước trên thế giới. Ở cả những
nước có nền y học tiên tiến như là: Mỹ, Pháp, Đức, Nhật... mà bạn vừa nêu thì cách
xử lý cũng không khác gì Luật khám chữa bệnh của chúng ta.
Nguyên tắc
là cần bảo vệ người thầy thuốc và người bệnh theo đúng quy định của pháp luật.
Chắc rằng những ai làm nghề thầy thuốc đều không mong muốn để xảy ra các tai biến cho người bệnh trong quá trình hành nghề. Ngược lại, người bệnh cũng không mong muốn đến bệnh viện để bị các tai biến y khoa đến với mình.
Chắc rằng những ai làm nghề thầy thuốc đều không mong muốn để xảy ra các tai biến cho người bệnh trong quá trình hành nghề. Ngược lại, người bệnh cũng không mong muốn đến bệnh viện để bị các tai biến y khoa đến với mình.
Do vậy, cả
hai phía cần luôn hiểu biết và thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
TS Dương Đức Hùng, trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bạch
Mai
Nguyễn khắc
nhậm 13:20 19/12/2016
Khi tiêm
thuốc tại cơ sở khám tư thiếu dụng cụ và máy móc hiện đại,nếu có sốc phản vệ do
thuốc tiêm xảy ra,cần xử lí phát đồ chống sốc nào nhanh,hiệu quả nhất ạ ??
TS Dương Đức Hùng
Bộ Y tế
đã xây dựng thông qua hội đồng khoa học của ngành ra được một quy trình phát hiện
và xử trí sốc phản vệ, áp dụng cho toàn ngành y tế ở tất cả các tuyến, không
phân biệt y tế cơ sở hoặc y tế chuyên sâu.
Việc sống
sót khi xảy ra sốc phản vệ phụ thuộc vào mức độ khẩn trương của việc phát hiện
cũng như áp dụng quy trình này, sau đó là xử lý đúng, không phải phụ thuộc
trang thiết bị hiện đại.
Du Lịch 15:32
19/12/2016
Thưa bác
sĩ, những trường hợp tai biến nào thì người bệnh được bồi thường và đòi bồi thường
như thế nào? Xin cảm ơn.
TS Dương Đức HùngTrưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bạch
Mai.17:16 19/12/2016
Trong Luật
dân sự, hình sự và các quy chế của Bộ Y tế thì chưa có điều luật nào quy định
cụ thể về đền bù khi có tai biến y khoa.
Trong
tương lai nếu như coi ngành y là ngành cung cấp dịch vụ, cũng nên có luật
và quy định rõ ràng về vấn đề này.
Ngành y tế
là một ngành có tính đặc thù và quan niệm của người Việt bao giờ cũng là đặt người
bệnh lên trên, kiểu "cứu người như cứu hỏa", nên cả người nhà và nhân
viên đều bỏ quan các giải thích cũng như cam đoan, cam kết.
Cho nên
khi kết quả điều trị không được như mong muốn, thường là không có cơ sở để xử
lý theo pháp luật, các bên đều lúng túng.
Trần Hiếu
Nhân 17:03 19/12/2016
Xin hỏi
PGS-TS, có phải do chưa có luật của ngành Y (Y luật) nên khi có "1 vấn đề"
về Y khoa (vì thực ra đôi khi Thầy thuốc không có sai sót) là gia đình làm ầm
lên, thưa kiện, làm cho BS rất stress? Và điều này đôi khi dẫn đến việc BS
phải "bảo vệ mình" trước tiên?
PGS-TS Lương Ngọc Khuê Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ
Y tế17:18 19/12/2016
Xin nói lại
để làm rõ hơn, ngành y đã có Luật khám bệnh, chữa bệnh trong đó đã có các điều
khoản quy định rất rõ quyền lợi, trách nhiệm của người thầy thuốc. Có cả một chương
quy định về cách xử lý các tai biến y khoa và các hướng dẫn để làm rõ trách nhiệm
và mức độ sai phạm của cán bộ y tế cũng như các điều khoản để bảo vệ người thầy
thuốc.
Luật cũng đã quy định trách nhiệm bồi thường khi có tai biến y khoa. Bộ Tài chính đã có nghị định số 102 quy định về việc trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở khám chữa bệnh mua bảo hiểm trách nhiệm cho các thầy thuốc và đây là nguồn tài chính để giúp các nhân viên y tế đền bù nếu không may ( không cố tính) để xảy ra các sai sót y khoa.
Luật cũng đã quy định trách nhiệm bồi thường khi có tai biến y khoa. Bộ Tài chính đã có nghị định số 102 quy định về việc trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở khám chữa bệnh mua bảo hiểm trách nhiệm cho các thầy thuốc và đây là nguồn tài chính để giúp các nhân viên y tế đền bù nếu không may ( không cố tính) để xảy ra các sai sót y khoa.
Đặng
Hương 16:09 19/12/2016
Vì sao
tai biến y khoa hay xảy ra ở nhóm sản khoa và ngoại khoa thưa ông? Xin cảm ơn.
PGS-TS Lương Ngọc KhuêCục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ
Y tế17:12 19/12/2016
Các cụ
thường nói " chửa đẻ là cửa mả" để thấy được mức độ hay xảy ra những
bất thường của những người phụ nữ mang thai. Rất nhiều các sản phụ vào viện
trong trạng thái bình thường nhưng sau khi bắt đầu chuyển dạ của cuộc
đẻ, sản phụ có rất nhiều diễn biến bất thường nếu không tiên lượng và chăm sóc,
theo dõi chu đáo thì dễ xảy ra các tai biến.
Trong
lĩnh vực ngoại khoa cũng phức tạp không kém. Nếu không thực hiện đúng quy trình
và theo dõi, chẩn đoán chăm sóc chu đáo thì cũng dễ xảy ra tai biến.
Ngọc
Trinh 15:36 19/12/2016
Thưa bác
sĩ, có phải tai biến hay xảy ra do bệnh viện quá đông, quá tải hay không? Xin cảm
ơn.
TS Dương Đức Hùng - Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bạch
Mai.17:12 19/12/2016
Đúng đó
là một trong nhiều lý do có thể dẫn đến tai biến trong khám chữa bệnh
Lan Tươi 16:11
19/12/2016
Thưa bác
sĩ, trước đây trên truyền thông hầu như không bao giờ nghe thấy hay có thông
tin về tai biến y khoa. Hiện nay thì thường gặp hơn. Có phải là do bác sỹ không
cẩn thận hay bệnh nhân quá đông? Xin cảm ơn.
TS Dương Đức HùngTrưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bạch
Mai.17:11 19/12/2016
Chào bạn
Lan Tươi!
Việc này
cũng như tai nạn máy bay, nó có những lý do sau:
Mạng lưới
truyền thông hiện nay đã phát triển rộng khắp, đặc biệt là truyền thông
qua mạng. Điều này khiến cho việc thông tin được nhanh chóng, dễ dàng. Khiến
cho tai biến của nhiều ngành nghề được lan đi rất là nhanh chứ không riêng gì
lĩnh vực y tế.
Cũng không thể nói được rằng bây giờ nhiều tai biến hơn trước kia, cách đây 20 năm. Bởi sự so sánh hai thời kỳ với sự phát triển xã hội khác nhau, dịch vụ, can thiệp vào người bệnh cũng khác nhau. Ví dụ như có những bệnh trước kia tử vong, nhưng hiện nay có thể chữa được. Nhưng vẫn có thể xảy ra tai biến.
Cũng không thể nói được rằng bây giờ nhiều tai biến hơn trước kia, cách đây 20 năm. Bởi sự so sánh hai thời kỳ với sự phát triển xã hội khác nhau, dịch vụ, can thiệp vào người bệnh cũng khác nhau. Ví dụ như có những bệnh trước kia tử vong, nhưng hiện nay có thể chữa được. Nhưng vẫn có thể xảy ra tai biến.
Cũng
không thể so sánh cách đây 20 năm, vì số lượng các can thiệp trên người bệnh lớn
hơn trước rất nhiều.
Văn Tiến 15:40
19/12/2016
Tôi muốn
hỏi kế hoạch về hạn chế những tai biến y khoa? Xin cảm ơn.
TS Dương Đức HùngTrưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bạch
Mai.17:31 19/12/2016
Đây là một
vấn đề có tính chất chiến lược, cần phải được triển khai một cách nghiêm túc,
có chiều sâu, chiều dài của cả hệ thống y tế, thông qua 3 vấn đề:
1, Tập
huấn nâng cao nhận thức của nhân viên y tế trong việc thực hiện an toàn người bệnh.
2, Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về an toàn trong hành nghề y dược, các quy định về hành chính, chuyên môn (bảng kiểm an toàn phẫu thuật, bảng kiểm về đánh giá nguy cơ trong phẫu thuật, các quy định trong tiêm chủng, truyền máu...).
3, Tổ chức giám sát, kiểm tra một cách chặt chẽ quy định đã có
2, Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về an toàn trong hành nghề y dược, các quy định về hành chính, chuyên môn (bảng kiểm an toàn phẫu thuật, bảng kiểm về đánh giá nguy cơ trong phẫu thuật, các quy định trong tiêm chủng, truyền máu...).
3, Tổ chức giám sát, kiểm tra một cách chặt chẽ quy định đã có
Phối hợp
tốt với truyền thông để tuyên truyền trong dân dân để cùng phối hợp với y tế để
thực hiện và giám sát các quy định này. Ví dụ việc thông tin cho bác sỹ tiền sử
bệnh tật (như dị ứng) cũng giúp các bác sỹ trong kê đơn, giảm thiểu các thuốc
có nguy cơ.
Đông Quân 15:39
19/12/2016
Người bệnh
VN hay bị kháng kháng sinh và càng ngày càng phải sử dụng kháng sinh đắt tiền.
Tôi muốn hỏi những bệnh nhân kháng kháng sinh có phải là một dạng tai biến y
khoa? Xin cảm ơn.
PGS-TS Lương Ngọc KhuêCục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ
Y tế17:27 19/12/2016
Không phải
người bệnh nào cũng hay bị kháng kháng sinh như nhận định của bạn.
Trong quá trình điều trị, việc sử dụng kháng sinh được chỉ định căn cứ theo bệnh cảnh lâm sàng và các quy định của phác đồ điều trị và từng tuyến kĩ thuật. Do vậy, việc sử dụng loại kháng sinh gì là theo bệnh cảnh của người bệnh để giúp điều trị khỏi bệnh.
Nhiều trường hợp bị kháng kháng sinh cũng có thể do cơ địa của người bệnh nhưng cũng có trường hợp được gọi là tai biến y khoa nếu các thầy thuốc không tuân thủ các quy trình điều trị trên.
Trong quá trình điều trị, việc sử dụng kháng sinh được chỉ định căn cứ theo bệnh cảnh lâm sàng và các quy định của phác đồ điều trị và từng tuyến kĩ thuật. Do vậy, việc sử dụng loại kháng sinh gì là theo bệnh cảnh của người bệnh để giúp điều trị khỏi bệnh.
Nhiều trường hợp bị kháng kháng sinh cũng có thể do cơ địa của người bệnh nhưng cũng có trường hợp được gọi là tai biến y khoa nếu các thầy thuốc không tuân thủ các quy trình điều trị trên.
Chi Mai 15:38
19/12/2016
Tôi có
người nhà sinh con so, cháu đau nhiều và muốn sinh mổ nhưng bác sỹ ở bệnh viện
huyện cứ khuyên gia đình nên để sinh thường. Tuy nhiên khi em bé sơ sinh ra đời
thì ngạt và tử vong. Nay chúng tôi muốn khiếu nại bệnh viện thì ông có cho
những trường hợp như vậy là tắc trách hay không? Xin cảm ơn.
TS Dương Đức HùngTrưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bạch
Mai.17:03 19/12/2016
Xin chào
bạn!
Trường hợp
mổ, đặc biệt là mổ đẻ, tất cả những cuộc phẫu thuật phải có chỉ định. Không phải
làm theo ý người nhà là được.
Tuy
nhiên, trường hợp đáng tiếc của bạn cần phải có hội đồng khoa học xem xét,
xem có sự sai sót về chuyện môn hay không. Chứ chưa thể kết luận là tắc trách
hay không được!
Tiến Dũng 15:33
19/12/2016
Thưa bác
sĩ, VN đã có đủ quy trình, quy chế để hạn chế tai biến y khoa hay chưa và vì
sao VN chưa có thống kê này, trong khi ở Mỹ và các quốc gia phát triển khác đều
có? Xin cảm ơn.
PGS-TS Lương Ngọc KhuêCục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ
Y tế16:36 19/12/2016
Trong bộ
tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế đã có quy định nhằm hạn
chế tối đa tai biến y khoa. Các tài liệu tập huấn đào tạo cán bộ và quản lý bệnh
viện về an toàn người bệnh cũng có quy định về vấn đề này. Thông tư số 19 quy định
về quản lý chất lượng bệnh viện, thông tư 01 về quản lý chất lượng xét nghiệm bệnh;
các kế hoạch hành động quốc gia về kháng kháng sinh; về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh
viện, quy định về an toàn phẫu thuật, thủ thuật, hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh
viện, phác đồ điều trị... đã hướng dẫn về an toàn người bệnh.
Nhiều bệnh
viện đã thực hiện tốt những quy chế này. Tuy nhiên, vẫn còn những nhân viên y tế,
bệnh viện chưa thực hiện đầy đủ quy định, dẫn đến những tai biến y khoa đáng tiếc.
Cho đến
nay, VN đã có thống kê từ các báo cáo kiểm tra bệnh viện về số lượng tai biến y
khoa, nhưng số được thống kê chưa đầy đủ, bởi một số bệnh viện và cá nhân thầy
thuốc còn lo sợ bị kiểm điểm, vì "bệnh thành tích" nên báo cáo chưa
chính xác.
Bộ Y tế,
Cục Quản lý khám chữa bệnh đã đưa việc báo cáo về tai biến y khoa và an
toàn người bệnh là một chỉ tiêu "cứng" trong báo cáo kiểm tra bệnh
viện mỗi 6 tháng và hàng năm.
Chúng tôi khuyến khích bệnh viện tự giác báo cáo đầy đủ, đồng thời động viên khen thưởng những đơn vị báo cáo đúng và có giải pháp kịp thời khắc phục ngay các sự cố y khoa.
Chúng tôi khuyến khích bệnh viện tự giác báo cáo đầy đủ, đồng thời động viên khen thưởng những đơn vị báo cáo đúng và có giải pháp kịp thời khắc phục ngay các sự cố y khoa.
Du Lịch 15:32
19/12/2016
Thưa bác
sĩ, những trường hợp tai biến nào thì người bệnh được bồi thường và đòi bồi thường
như thế nào? Xin cảm ơn.
TS Dương Đức HùngTrưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bạch
Mai.17:16 19/12/2016
Trong Luật
dân sự, hình sự và các quy chế của Bộ Y tế thì chưa có điều luật nào quy định
cụ thể về đền bù khi có tai biến y khoa.
Trong
tương lai nếu như coi ngành y là ngành cung cấp dịch vụ, cũng nên có luật
và quy định rõ ràng về vấn đề này.
Ngành y tế
là một ngành có tính đặc thù và quan niệm của người Việt bao giờ cũng là đặt người
bệnh lên trên, kiểu "cứu người như cứu hỏa", nên cả người nhà và nhân
viên đều bỏ quan các giải thích cũng như cam đoan, cam kết.
Cho nên
khi kết quả điều trị không được như mong muốn, thường là không có cơ sở để xử
lý theo pháp luật, các bên đều lúng túng.
An Nhiên 15:31
19/12/2016
Thưa bác
sĩ, tai biến về mổ xẻ, sản khoa xảy ra và dễ phát hiện hơn, nhưng tai biến về
tiêm, truyền thì có vẻ khó hơn. Vậy làm sao để phát hiện sớm những trường hợp
này? Xin cảm ơn.
TS Dương Đức HùngTrưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bạch
Mai.17:06 19/12/2016
Cám
ơn bạn đã đặt câu hỏi!
Về vấn đề
này, nói tới tai biến người ta sẽ nhắc tới việc phòng ngừa trước và hạn chế tối
đa trước khi để xảy ra rồi đi điều trị. Cho nên, tất cả những hoạt động y
tế can thiệp cho người bệnh đều tiềm ẩn nguy cơ tai biến.
Trách nhiệm
của y tế cũng như người dân là phải thực hiện nghiêm túc các quy trình về mặt
chuyên môn ( đã được Bộ Y tế quy định để giảm thiểu tối đa tỉ lệ tai biến cho
người bệnh).
Thái Hòa 15:29
19/12/2016
Thưa
PGS-TS Khuê, thời gian gần đây xảy ra nhiều tai biến y khoa, theo ông là do quy
trình hay do trình độ cán bộ y tế? Xin cảm ơn ông.
PGS-TS Lương Ngọc KhuêCục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ
Y tế16:26 19/12/2016
Trước hết
cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho tôi.
Vấn đề
tai biến y khoa là một trong những vấn đề được giới y học thế giới và các nhà
quản lý y tế rất quan tâm để phòng tránh và hạn chế, với mục tiêu là an
toàn cho người bệnh.
Ở VN thì hiện chưa có thống kê chính xác về các tai biến y khoa. Tuy nhiên thời gian gần đây các cơ quan truyền thông cũng đưa nhiều về các trường hợp tai biến. Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:
Ở VN thì hiện chưa có thống kê chính xác về các tai biến y khoa. Tuy nhiên thời gian gần đây các cơ quan truyền thông cũng đưa nhiều về các trường hợp tai biến. Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:
- Nguyên
nhân khách quan: điều kiện cơ sở vật chất của bệnh viện, cơ sở y tế chưa đáp ứng
yêu cầu về trang thiết bị, kiểm soát nhiễm khuẩn, điều kiện nhân lực...
- Nguyên nhân chủ quan: cán bộ y tế chưa quan tâm nhiều đến an toàn người bệnh, không chấp hành đúng quy trình chăm sóc, điều trị, thực hành kỹ thuật y khoa, và các điều kiện kiểm soát nhiễm khuẩn, và các quy định khác.
- Nguyên nhân chủ quan: cán bộ y tế chưa quan tâm nhiều đến an toàn người bệnh, không chấp hành đúng quy trình chăm sóc, điều trị, thực hành kỹ thuật y khoa, và các điều kiện kiểm soát nhiễm khuẩn, và các quy định khác.
Nguyễn khắc
nhậm 13:20 19/12/2016
Khi tiêm
thuốc tại cơ sở khám tư thiếu dụng cụ và máy móc hiện đại,nếu có sốc phản vệ do
thuốc tiêm xảy ra,cần xử lí phát đồ chống sốc nào nhanh,hiệu quả nhất ạ ??
TS Dương Đức HùngTrưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bạch
Mai.17:19 19/12/2016
Bộ Y tế
đã xây dựng thông qua hội đồng khoa học của ngành ra được một quy trình phát hiện
và xử trí sốc phản vệ, áp dụng cho toàn ngành y tế ở tất cả các tuyến, không
phân biệt y tế cơ sở hoặc y tế chuyên sâu.
Việc sống
sót khi xảy ra sốc phản vệ phụ thuộc vào mức độ khẩn trương của việc phát hiện
cũng như áp dụng quy trình này, sau đó là xử lý đúng, không phải phụ thuộc
trang thiết bị hiện đại.