TỔNG QUAN CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH – BÀI VIẾT SỐ 10 – Phùng Thắm

Vietnam Carenet: Tài Liệu 2012

Tình hình quản lý chất lượng bệnh viện tại Việt Nam

Tình hình chung
Bộ Y tế đang hoàn thiện chuẩn chất lượng bệnh viện để triển khai theo Luật Khám chữa bệnh, trong thời gian sắp tới, các bệnh viện phải thực hiện quản lý chất lượng là xu hướng tất yếu.
Theo Ts Lương Ngọc Khuê tại hội thảo “Góp ý hoàn thiện thông tư và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện quản lý chất lượng bệnh viện”, tính đến thời điểm 30/8/2011 có 21 bệnh viện đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 trong tổng số 1259 bệnh viện

Vấn đề quản lý chất lượng bệnh viện

Mô hình nào?
Các bệnh viện có quy mô, phân hạng, hoạt động chuyên môn, mô hình tổ chức và cách thức vận hành khác nhau, do vậy không thể áp dụng hoàn toàn tiêu chí chất lượng của bệnh viện này cho bệnh viện khác. Chi phí cũng là một rào cản để bệnh viện quyết định xây dựng hệ thống quản lý chất lượng , duy trì và cải thiện. Sự lựa chọn của ban lãnh đạo về mức độ và lộ trình trong quản lý chất lượng

Kết quả ra sao?
Cuối cùng, việc đầu tư vào hệ thống quản lý chất lượng sẽ mang lại kết quả thực tế như thế nào, chất lượng bệnh viện có cải thiện hay không? Mặt khác, duy trì hệ thống quản lý chất lượng gặp khó khăn về nhân lực, chi phí và cần phải có tinh thần vượt khó.
Tuy nhiên quản lý và nâng cao chất lượng là bắt buộc đối với các cơ sở y tế về mặt luật cũng như yêu cầu bức thiết trong các hoạt động đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bệnh viện

BV Nhi Đồng 1
Toàn bệnh viện áp dụng quản lý chất lượng đồng bộ và cải tiến chất lượng liên tục (TQM/CQI), hướng đến các chuẩn thiết yếu của JCI.
Phấn đấu đạt chứng nhận trong các lĩnh vực có tiêu chuẩn chất lượng chuyên ngành:
Xét nghiệm (ISO 15.189)
Nhà thuốc bệnh viện (GGP)
Nước thải bệnh viện (QCVN 28:2010/BTNMT)

Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang được chứng nhận ISO 9001: 2008 năm 2009
Toàn bộ tài liệu về ISO được công bố trên trang mạng của bệnh viện
Trường hợp Khoa Hồi Sức Cấp Cứu BV Nguyễn Tri Phương
Sau một thời gian dài triển khai việc áp dụng ISO 9001:2000 vào bệnh viện, ngày 21-5-2006, Tổ chức Đánh giá chứng nhận quốc tế (DNV) đã cấp chứng chỉ công nhận Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
Đây là một trong những bệnh viện công đầu tiên của TP.HCM được công nhận đạt tiêu chuẩn này

BV NTP áp dụng không thành công ISO, nguyên nhân không thành công:                           
Nhân viên xem việc áp dụng quá nặng nề
Thiếu vai trò của lãnh đạo cao nhất
Hệ thống không được thiết kế tốt
Thiếu sự tham gia của những người trực tiếp thực hiện công việc
Quá trình đào tạo & trao đổi thông tin không hiệu quả
Thói quen cũ khó dứt bỏ

Năm 2012
Phùng Thị Hồng Thắm


 ------------------------------------------------------------------------------------
 LẬP DỰ ÁN PHÒNG KHÁM ĐA KHOA (PHIÊN BẢN 2)
------------------------------------------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Cơ sở pháp lý
Luật khám chữa bệnh 11/2009, BHYT
Văn bản dưới luật
Nghị định triển khai luật KCB số 87/2011/NĐ-CP, BHYT, Thông tư Thông tư số 41/2011/TT – BYT.
Quy chế bệnh viện 1997 Ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 09 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc Ban hành kèm theo Quyết định số: 01 /2008/QĐ-BYT ngày 21 /01 / 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Tiêu chí chất lượng của Bộ Y tế 2012
Tiêu chuẩn kiểm tra bệnh viện hàng năm của Bộ Y tế 2011
Cơ sở của quản trị nội bộ
Quy chế công ty, Nội quy công ty, Điều lệ bệnh viện, Quy định của các phòng, ban, khoa, Phần mềm quản lý bệnh viện.

Tài liệu CareNet
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của bệnh nhân ngoại trú tại các bệnh viện đa khoa TP.HCM (P.T.H.T, 2010)
Tài liệu chất lượng bệnh viện của CareNet 2012

Tài liệu khác
Monitoring the Quality of Hospital Care (Joanne Ashton, USAID)
An ISO 9001 quality management system in a hospital- Bureaucracy or just benefits? International Journal of Health Care Quality Assurance, Vol. 18 No. 5, 2005, pp. 361-369
Hospital standard 2008, Abu Dhabi, United Arab Emirates (The standards were developed by HAAD in collaboration with JCI
How can hospital performance be measured and monitored? WHO – Europe, August 2003
Workbook 6 (2000), “Clent Satisfaction Evaluations”, WHO

Quality Standards in Health Laboratories, WHO, 2005