NHÀ DOANH NGHIỆP THÀNH CÔNG – John Vu

17/02/2017 – Blogs of Prof. John Vu, Carnegie Mellon University – This article is translated into Vietnamese by Ngo Trung Viet with the English originals followed.
Trong quá khứ, khởi nghiệp được coi như điều bí ẩn nơi người công nghệ tạo ra sản phẩm, phá vỡ thị trường và trở thành triệu phú. Ngày nay nó là khoa học có thể được các định, dạy và thực hành bởi sinh viên để tạo ra công ti khởi nghiệp. Mọi công ti khởi nghiệp đều bắt đầu với một ý tưởng phát kiến nhưng thành công của công ti khởi nghiệp tuỳ thuộc vào ý tưởng nào được phát triển, xây dựng và nuôi dưỡng tốt thế nào để thành doanh nghiệp sinh lời. Có qui trình khởi nghiệp xác định mà sinh viên phải tuân theo để tránh những sai lầm mà người khác đã phạm phải. Tất nhiên, không ai có thể đảm bảo được thành công, nếu ý tưởng đầu tiên không có tác dụng; nhà doanh nghiệp phải học từ sai lầm của họ và đi tới ý tưởng khác tốt hơn. Chừng nào họ còn sẵn sàng học từ sai lầm và liên tục phát kiến, họ có thể thành công.

Nhà doanh nghiệp thành công là những người tin họ có thể tạo ra khác biệt; họ là người đam mê về ý tưởng của họ; họ bị ám ảnh với cuộc truy tìm của họ để bắt đầu công ti riêng của mình vì họ nghĩ về nó, mơ về mó, học từ nó và sống cùng nó. Đó là lí do tại sao họ thành công. Họ thành công vì muốn hoàn thành ước mơ của họ làm cho ý tưởng của họ thành hiện thực. Họ thành công vì họ sẵn lòng thay đổi, học từ sai lầm và liên tục đi tới ý tưởng tốt hơn và với họ tiền chỉ tới như sản phẩm phụ. Có người “muốn là nhà doanh nghiệp”, người muốn sở hữu công ti riêng của mình nhưng không có dũng cảm, kiên cường hay đam mê để tạo ra công ti khởi nghiệp. Họ muốn là “Bill Gates” hay “Steve Jobs” tiếp vì họ chỉ muốn giầu có nhưng họ không sẵn lòng làm việc chăm chỉ để đạt tới đó. Nếu họ thất bại một lần họ từ bỏ.
Tuần trước, tôi mời Don James, một nhà doanh nghiệp thành công tới đọc bài giảng trong lớp tôi và ông ấy khuyên sinh viên của tôi: “Nếu các bạn chỉ muốn giầu, tốt hơn cả là các bạn đi mua vé xổ số. Các bạn sẽ không hoàn thành được cái gì với công ti khởi nghiệp nếu các bạn không có dũng cảm để học từ sai lầm. Trong công ti khởi nghiệp, các bạn sẽ thất bại nhiều lần, có lẽ tới mười hay hai mươi lần trước khi thành công. Nếu các bạn không có quyết tâm, các bạn sẽ không đi xa. Các bạn phải đặt mục đích và làm bất kì cái gì để hoàn thành nó và nếu các bạn thành công, các bạn có thể làm ra tiền nhưng không có đảm bảo. Để bắt đầu, các bạn bao giờ cũng cần ý tưởng tốt mà là duy nhất. Nhưng một mình ý tưởng là không đủ; các bạn phải biến nó thành sản phẩm hay dịch vụ mà có thể đem tới giá trị cho khách hàng. Bước tiếp là có khách hàng nhưng các bạn không có khách hàng chừng nào ý tưởng của các bạn chưa thể giải quyết được vấn đề của họ cho nên các bạn phải đi ra ngoài và nói chuyện với khách hàng để hiểu nhu cầu của họ. Nếu nhu cầu của họ không đáp ứng cho ý tưởng của các bạn thì hãy tự hỏi mình, mình có thể đi tới ý tưởng khác mà có thể giải quyết được vấn đề của họ không hay vẫn bám lấy ý tưởng của mình? Đừng giữ lại ý tưởng đó vì nó là của bạn nhưng bạn phải hiểu thực tại. Trong tình huống của tôi, tôi đổi ý tưởng để có khách hàng và đó là lí do tại sao tôi thành công. Là nhà doanh nghiệp nghĩa là bạn phải linh hoạt và sẵn sàng điều chỉnh theo nhu cầu thị trường.”
Các công ti khởi nghiệp yêu cầu nhiều công việc, đặc biệt lúc bắt đầu vì nhà doanh nghiệp phải cố nhận diện cơ hội và kiểm nghiệm chúng với khách hàng. Mọi người có thể đi tới ý tưởng hay nhưng ý tưởng hay là không đủ, nó cần khách hàng. Ngay cả có khách hàng vẫn chưa đủ vì có nhiều công việc hơn cần làm. Nhà doanh nghiệp phải đặt giá sản phẩm, che chắn các đối thủ cạnh tranh, giữ khách hàng và làm tăng trưởng công ti. Không thành vấn đề họ giỏi thế nào, nhiều người sẽ phạm sai lầm nhưng chừng nào họ còn học được từ sai lầm họ sẽ làm tốt. Trong thế giới cạnh tranh này, rất ít người thành công ngay nỗ lực đầu tiên. Thực ra, rất có thể là phần lớn sẽ thất bại vài lần và nhiều người sẽ từ bỏ. Chỉ người kiên cường nhất, người đam mê nhất mới tìm thấy lối ra khỏi khủng hoảng, vượt qua thời khó khăn và sẵn lòng liều mọi thứ để làm cho công ti khởi nghiệp của họ thành công.
-------------------------------------------------------------
Giáo sư John Vu, một người Mỹ gốc Việt, là một nhà khoa học nổi tiếng nước Mỹ thuộc trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới. Ông từng là Phó Chủ tịch của Boeing. Sau khi rời Boeing, GS John Vu hiện là viện trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ÐH Carnegie Mellon. Ông là dịch giả/tác giả bộ sách Hành Trình về Phương Ðông, Ðường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Ðỉnh Tuyết Sơn,… và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.
-------------------------------------------------------------

—English version—

Successful entrepreneur
In the past, entrepreneurship was considered a mystery where technology people created innovation products, disrupted the market and became millionaire. Today it is a science that can be defined, taught, and practiced by students to create startup. Every startup begins with an innovation idea but the success of the startup depends on how well the idea is developed, built and nurtured into a profitable business. There is a defined entrepreneurship process that students should follow to avoid mistakes others have made. Of course, no one can guarantee success, if the first idea does not work; entrepreneurs should learn from their mistake and come up with another better idea. As long as they are willing to learn from mistakes and continue innovate, they may succeed.
Successful entrepreneurs are people who believe they can make a difference; they are passionate about their ideas; they are obsessed with their quest to start their own company as they think about it, dream about it, learn from it and live with it. That is why they succeed. They succeed because want to fulfill their dream of making their ideas into reality. They succeed because they are willing to change, to learn from mistakes and continue to come up with better idea and to them money only come as the by-product. There are “Want to be entrepreneurs” who like to own company but do not have the courage, resiliency or passion to create startup. They want to be the next “Bill Gates” or “Steve Jobs” because they only want to be rich but they are not willing to work hard to get there. If they fail once they just give up.
Last week, I invited Don James, a successful entrepreneur to lecture in my class and he advised my students: “If you only want to be rich, you better buy lottery ticket. You will not accomplish anything with startup if you do not have the courage to learn from mistakes. In startup, you will fail many times, probably ten or twenty times before you succeed. If you do not have the determination, you will not go far. You must set goal and do whatever to accomplish it and if you succeed, you may make money but there is no guarantee. To start, you always need a good idea that is unique. But idea alone is not enough; you must turn that into a product or services that can bring value to the customers. The next step is having customers but you do not have customers until you know that your idea can solve their problems so you must go out and talk to customers to understand their needs. If their needs do not meet your idea than ask yourself, can I come up with another idea that can solve their problems or stick with my idea? Do not hold on to the idea because it is yours but you must understand the reality. In my situation, I change my idea to get customers and that is why I am successful. Being entrepreneur means you must be flexible and ready to adjust to the market needs.”
Start-ups require a lot of work, especially at the beginning as entrepreneurs must try to identify opportunities and validate them with customers. Everyone can come up with good idea but good idea is not enough, it needs customers. Even having customers is not enough as there is more work to do. Entrepreneur must set the product price, fend off competitors, keep the customers and grow the company. No matter how good they are, many will make mistakes but as long as they learn from mistakes they will do well. In this competitive world, very few people succeed at their first attempts. In fact, it is likely that most would fail several times and many would give up. Only the most resilient, the most passionate will find way out of crises, overcome difficult times and willing to risk everything to make their startup succeed.