CÔNG TY KHỞI NGHIỆP – John Vu

11/03/2016– Blogs of Prof. John Vu, Carnegie Mellon University – This article is translated into Vietnamese by Ngo Trung Viet with the English originals followed.
Một sinh viên viết cho tôi: “Em thích blog của thầy về công ti khởi nghiệp và nhà doanh nghiệp. Em có nhiều ý tưởng hay và đã học vài môn công ti khởi nghiệp. Nhưng em cần lời khuyên của thầy trước khi bắt đầu công ti của em. Xin thầy giúp.”

Đáp: Công ti khởi nghiệp dễ nói, nhưng KHÔNG dễ làm. Bất kì ai cũng có thể có các ý tưởng, nhưng biến ý tưởng thành công ti khởi nghiệp lại không đơn giản. Mọi nhà doanh nghiệp đều tin ý tưởng của họ là tốt; giải pháp của họ là tốt nhất, hay sản phẩm của họ là hoàn hảo. Nhiều người tràn đầy lạc quan và vội vàng bắt đầu công ti, và họ thường thất bại. Trước khi bắt đầu một công ti, ý tưởng phải được làm hợp thức trước tiên.
Bước làm hợp thức đầu tiên là xác định liệu ý tưởng của bạn có thể giải quyết được vấn đề mà người khác không thể giải quyết được không. Điều đó nghĩa là bạn phải hiểu vấn đề một cách chi tiết trước khi phát triển giải pháp. Không hiểu rõ nó, giải pháp của bạn có thể không đủ tốt. Bước thứ hai là biết vấn đề khẩn thiết thế nào; nếu nó không khẩn thiết, và không ai quan tâm tới nó, thì không có lí do để làm việc trên nó. Cho dù có nhu cầu, bạn phải nghiên cứu bao nhiêu người muốn vấn đề được giải quyết. Nói cách khác, thị trường tiềm năng lớn thế nào. Nếu chỉ vài người cần giải pháp của bạn, thì nó có thể không đáng để bắt đầu công ti.
Khởi đầu công ti cần thời gian, tiền bạc và nhiều nỗ lực và mục đích của công ti là phải sinh lời được. Nếu bạn không thể làm ra đủ tiền, không có lí do gì để bắt đầu công ti. Bạn cần có nhiều khách hàng để biện minh cho việc bắt đầu công ti; không ai muốn bắt đầu công ti để mất tiền. Lời khuyên của tôi: Đừng vội bắt đầu cái gì đó mà bạn có thể hối tiếc về sau. Nếu giải pháp của bạn là tốt và có nhiều khách hàng, bạn cần chiến lược để ngăn cản người khác khỏi đánh cắp ý tưởng của bạn hay phát triển giải pháp tương tự – Bạn cần xin cấp bằng phát minh để bảo vệ bạn, giải pháp của bạn và công ti khởi nghiệp của bạn.
Là nhà doanh nghiệp, bạn phải sẵn lòng chấp nhận rủi ro. Phát triển công ti khởi nghiệp là rủi ro, và bạn cần đam mê lớn và kiên trì xây dựng công ti. Công ti khởi nghiệp yêu cầu nhiều công việc gian nan mà bạn thậm chí không biết chúng tồn tại, và có những chướng ngại dọc con đường bạn phải vượt qua. Chính quyết tâm của bạn, đam mê của bạn, và cam kết của bạn sẽ giúp bạn là nhà doanh nghiệp giỏi. Một ý tưởng tốt là chưa đủ; một giải pháp tốt cũng không đủ, đôi khi bạn thất bại, không phải một lần mà nhiều lần. Nhưng nếu bạn tiếp tục học từ sai lầm của bạn và không từ bỏ, bạn có thể làm tốt.
Tôi không biết bạn đã học được bao nhiêu từ các môn học khởi nghiệp, và tôi không muốn làm ngã lòng bạn từ việc theo đuổi cuộc hành trình công ti khởi nghiệp của bạn. Lời khuyên của tôi là bạn cần xử lí thận trọng và làm hợp thức ý tưởng của bạn cho tới khi bạn có thể có hiểu biết tốt hơn về giá trị của nó trong thị trường.
-------------------------------------------------------------
Giáo sư John Vu, một người Mỹ gốc Việt, là một nhà khoa học nổi tiếng nước Mỹ thuộc trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới. Ông từng là Phó Chủ tịch của Boeing. Sau khi rời Boeing, GS John Vu hiện là viện trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ÐH Carnegie Mellon. Ông là dịch giả/tác giả bộ sách Hành Trình về Phương Ðông, Ðường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Ðỉnh Tuyết Sơn,… và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.
-------------------------------------------------------------

—English version—

Startups
A student wrote to me: “I like your blog about startup and entrepreneur. I have many good ideas and have taken several startup courses. But I need your advice before starting my company. Please help.”

Answer: Startup is easy to say, but NOT easy to do. Anybody can have ideas, but to turn an idea into a startup is not simple. Every entrepreneur believes their idea is good; their solution is the best, or their product is perfect. Many are full of optimistic and hurry to start a company, and they often failed. Before starting a company, the idea must be validated first.
The first step of validation is to determine whether your idea can solve a problem that others cannot. It means you must understand the problem in detail before developing the solution. Without understanding it well, your solution may not be good enough. The second step is knowing how urgent is the problem; if it is not urgent, and nobody care about it, then there is no reason to work on it. Even if there is a need, you must investigate on how many people want to have the problem solved. In another word, how big is the potential market. If only a few people need your solution, then it may not be worth to start a company.
It takes time, money, and lot of efforts to start a company and the goal of a company is to be profitable. If you cannot make enough money, there is no reason to start a company. You need to have a lot of customers to justify starting a company; nobody wants to start a company to lose money. My advice: Do not hurry to start something that you may regret later. If your solution is good and there are a lot of customers, you need a strategy to prevent other from stealing your idea or developing a similar solution –  You need to file a patent to protect you, your solution and your startup.
To be an entrepreneur, you must be willing to accept risks. Developing a startup is risky, and you need a strong passion and perseverance to build a company. Startup requires a lot of hard work that you do not even know exists, and there are obstacles along the way that you must overcome. It is your determination, your passion, and your commitment that will help you to be a good entrepreneur. A good idea is not enough; a  good solution is also not enough, sometimes you fail, not one time but several times. But if you continue to learn from your mistakes and do not give up, you may do well.
I do not know how much you have learned from your startup courses, and I do not want to discourage you from pursuing your startup journey. My advice is you need to proceed carefully and validate your ideas until you can have a better understanding of its value in the market.