DIGITAL MARKETING & SOCIAL MEDIA IN HEALTHCARE – TỔNG HỢP HỘI THẢO – Phùng Hạnh

Vietnam Carenet: Tin Tức Tổng Hợp 2015

Hội thảo Digital marketing & social media do trung tâm ATEM, ATEM CARENET trực thuộc Đại học Tôn Đức Thắng tổ chức vào 14.6.2015 với sự tham dự của hơn 70 quan khách đến từ bệnh viện công, bệnh viện tư nhân ở : TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Đắc Lắc, Khánh Hoà,... diễn ra không khí trang trọng và không kém phần sôi nổi


1. Mở đầu hội thảo là báo cáo tổng quan tình hình sử dụng Digital marketing & Social media lĩnh vực y tế của các bệnh viện TPHCM của Bs Phùng Thị Hồng Thắm như sau:
- Trên 50% các trang web không tích hợp các kênh khác
- Phần lớn các trang web ít cập nhật bài viết và thông tin.
- Trong 3 web đứng đầu thì website của bệnh viện FV và Hoàn Mỹ thường xuyên đăng bài, và có bài mới trong 01 tuần qua
- Chỉ 50% bệnh viện có fanpage (n=26), 23% bệnh viện có hoạt động cập nhật trên facbook, FV thường xuyên cập nhật thông tin hơn và cập nhất mỗi ngày
- Chỉ 15% Bệnh viện có thiết kế kênh Video riêng
- Một cách tổng quan, các BV TN TP .HCM vẫn chưa “mặn mà” với digital marketing & soacial media, trong khi cộng đồng đang trên mạng và cũng cần được chăm sóc.
- Bỏ qua kênh tiếp cận này, bệnh viện sẽ giảm cơ hội xây dựng mối quan hệ lâu dài với công đồng

2. Phần trình bày thứ hai của ông Peter Nguyễn là C.E.O & FOUNDER của Buzzmetrics Việt Nam về SOCIAL LISTENING ĐỂ HIỂU MỐI QUAN TÂM CỦA KHÁCH HÀNG là Phụ nữ mang thai quan tâm đến gì nhất trên social media.
Theo nghiên cứu bằng quá trình trải nghiệm tiêu dùng Brand Journey của Buzzmetrics : Sự chăm sóc của chồng, chuẩn bị sinh nở, chế độ dinh dưỡng, sự phát triền thai nhi,... là chủ đề được các bà bầu quan tâm nhiều nhất trên Social media.
Các giai đoạn trong Quá trình trải nghiệm Dịch vụ sinh con ở các bệnh viện: Hạnh phúc, MêKông, Quốc tế Phụ sản. Các bệnh viện có thể làm gì để tác động đến tâm lý của phụ nữ mang thai trong quá trình lựa chọn nơi sinh con?
Các bệnh viện phải:
Tập trung vào quảng bá Chất lượng tương xứng với chi phí
Đánh vào những thế mạnh Chất lượng dịch vụ tốt, Thái độ phục vụ tốt
Xóa bỏ quan niệm bệnh viện tư đồng nghĩa với Chuyên môn không tốt
Phụ nữ mang thai thường chọn bệnh viện nơi có bác sĩ mà mình tin tưởng
Đại sứ thương hiệu

3. Kế tiếp là trình bày ông Nguyễn Khoa Hồng Thành Founder Emerald về Digital Marketing & Wifi Solutions. Theo ông Thành thì hiện nay giải pháp Wifi Solution được lắp đặt rộng rãi các bệnh viện, trường đại học, quán cafe, ...như là giải pháp media truyền thông thương hiệu của doanh nghiệp

4. Phần cuối cùng là trình bày Ths Vũ Thanh Hà về GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU BỆNH VIỆN.


Đây là chủ đề khá hay và thời sự vì thời gian vừa qua ngành y tế có quá nhiều khủng hoảng truyền thông ở các bệnh viện công lẩn tư nhân. Theo Ths Vũ Thanh Hà các bệnh viện công và bệnh tư nhân nên tập huấn chuẩn bị về ứng phó khủng truyền thông:
- Xây dựng bộ phận Tiếp thị và dựng thương hiệu/ quan hệ báo chí
- Chuẩn bị Bộ thông tin về Tổ chức: lịch sử hình thành, thành tựu, hoạt động Từ thiện – Xã hội, ...
- Chính sách truyền thông cho nội bộ và bên ngoài (Quyền phát ngôn, nội dung phát ngôn trên báo chí và mạng xã hội)
- Xác định các tình huống khủng hoảng có thể xảy ra, và chuẩn bị kịch bản ứng phó cho từng tình huống:
Crisis team: Nhóm chống khủng hoảng (Người phát ngôn, người phụ trách báo chí…)
Kế hoạch giải quyết khủng hoảng và kế hoạch truyền thông nội bộ và bên ngoàiü
Thông điệp có sẵn dành cho Báo chí và các bên hữu quan (holding statement)
Tìm hiểu các Đơn vị tư vấn truyền thông (PR agency)

Theo Ths Bùi Ngọc Tuấn Anh, trưởng bộ phận truyền thông trung tâm ATEM :
"Xét về góc độ xây dựng và quản trị thương hiệu thì việc kiểm soát truyền thông và xử lý khủng hoảng trong truyền thông là một công việc không thể thiếu đối với các nhà quản trị. Như có dịp trong 1 lần hội thảo trước đây tôi đã chia sẻ, cái ý nghĩa của thương hiệu có giá trị rất lớn đối với các tổ chức, doanh nghiệp và quá trình này, đòi hỏi phải có thời gian và sự đầu tư lâu dài. Do chính việc xây dựng khó như thế, nên cứ lâu lâu chúng ta lại chứng kiến những thương vụ M&A với những giá trị không thể tin nổi. Tuy nhiên, xây đã khó nhưng việc duy trì và quản trị thương hiệu và khó hơn gấp trăm lần!

Nói một cách nôm na, chúng ta xây dựng thương hiệu như xây 1 ngôi nhà cao tầng. Bắt đầu từ những nền móng vững chắc, móng càng kiên cố thì ngôi nhà chúng ta càng vững chắc. Tuy nhiên, chỉ cần 1 mồi lửa nhỏ (sự cố), nếu xử lý không khéo, thì bao nhiêu công sức đầu tư sẽ thành tro bụi. Mồi lửa ở đây là gì, đôi khi chỉ là 1 lời phiền hà của khách hàng về sản phẩm dịch vụ, đôi khi chỉ là 1 phút bất cẩn của 1 y tá, hoặc đôi khi chỉ là cách thức mà người ta giải quyết 1 chai nước có ruồi....

Như vậy, cách tốt nhất mà chúng ta có thể làm gì? Theo cá nhân tôi thì có thể bắt đầu bằng những việc rất nhỏ như sau:
- Chăm sóc tốt khách hàng theo 1 cách chuyên nghiệp nhất và điều này phải được "thẩm" và "thấu" đến toàn bộ nhân viên trong tổ chức.
- Đội ngũ lãnh đạo và các nhà quản trị các bộ phận chuyên môn phải được trang bị đầy đủ kiến thức về quản trị thương hiệu và kiểm soát truyền thông.
- Luôn chuẩn bị được ít nhất đơn vị tư vấn truyền thông khi xảy ra khủng hoảng nếu vấn đề vượt quá khả năng xử lý của tổ chức."

Ngày 14.06.2015

Người tổng hợp: Phùng Thị Hồng Hạnh (Cử nhân Quản trị bệnh viện)