Ngày 30/07/2017 –
Blogs of Prof. John Vu, Carnegie Mellon University
Nhiều đào tạo về công ti khởi nghiệp đang hội tụ vào việc có “ý
tưởng mới,” nhưng có ý tưởng là dễ, và mọi người đều có thể đi tới ý tưởng mới.
Trong lớp của tôi, tôi dạy học sinh tìm “Cơ hội” dựa trên nhu cầu của khách
hàng. Nó không phải là việc phải là ý tưởng mới hay thậm chí phát minh mới, mà
nó phải GIẢI QUYẾT một vấn đề cho NHIỀU người.
Học sinh thường có ý tưởng dựa trên công nghệ họ học trong trường.
Họ thích công nghệ nhưng thường không chú ý tới thị trường, điều xác định liệu
mọi người sẽ mua nó hay không. Tôi bảo học sinh: “Steve Jobs không tạo ra bất
kì công nghệ mới nào, nhưng ông ấy hiểu nhu cầu (máy tính giá thấp, thiết bị
nghe nhạc tiện lợi, tích hợp nhiều thứ vào trong một thiết bị thuận tiện v.v.)
Về căn bản, ông ấy lấy sản phẩm cơ sở và làm cho nó tốt hơn bằng việc tích hợp
nhiều thứ vào với nhau. (Máy tính, MP3, máy ảnh, điện thoại di động.) Có thể lấy
một sản phẩm đơn giản, như cốc cà phê, và làm nó thành một “kinh nghiệm đặc biệt”
như Starbuck. Nếu một sản phẩn làm tốt ở chỗ này, chuyển nó tới chỗ khác và điều
chỉnh theo thị trường địa phương. Chẳng hạn, McDonald bán các kiểu bánh mì kẹp
thịt khác nhau ở các phần khác nhau của thế giới. Bạn có thể mua Hamburger cà
ri của Ấn Độ, Hamburger Kim chi ở Hàn Quốc, nhưng bạn không thể mua được nó ở
Mĩ hay châu Âu.
Một trong những khái niệm cơ bản mà tôi cũng dạy trong lớp công
ti khởi nghiệp là việc bành trướng và đổi qui mô để thâu tóm thị trường. Apple,
Google, Facebook, và Amazon không chỉ làm ăn tốt ở Mĩ mà còn giữ việc tăng trưởng
sang nhiều nơi trên thế giới vì nhiều khách hàng hơn. Một số học sinh của tôi bắt
đầu công ti của họ để đáp ứng nhu cầu thị trường địa phương, rồi đổi qui mô
kinh doanh lên quốc gia và thậm chí truy nhập toàn cầu. Họ phải học nghĩ lớn vì
nhà doanh nghiệp phải luôn bành trướng để thâu tóm thị trường lớn hơn và không
bao giờ hài lòng. Trong thế giới cạnh tranh cao này, nếu bạn dừng lại bạn sẽ
không sống sót. Chẳng hạn, Amazon bắt đầu như một người bán sách trực tuyến
nhưng luôn bành trướng vào việc bán nhiều thứ và cuối cùng là bán mọi thứ.
Thành công của nó dựa trên khả năng để khách hàng mua mọi thứ họ cần ở một chỗ.
Tôi bao giờ cũng nói cho học sinh: “Để làm công ti khởi nghiệp,
các em phải hội tụ vào thành công doanh nghiệp bởi việc thực hiện tuyệt hảo và
chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, thay vì ý tưởng mới. Một ý tưởng đơn giản
cùng với thực hiện hoàn hảo là tốt hơn một ý tưởng mới không có khách hàng. Nếu
các em muốn bắt đầu công ti, hội tụ vào cơ hội trước hết và phải chắc rằng các
em làm tốt nó.”
-------------------------------------------------------------
Giáo sư John Vu, một người Mỹ gốc Việt, là một nhà khoa học nổi
tiếng nước Mỹ thuộc trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới. Ông từng
là Phó Chủ tịch của Boeing. Sau khi rời Boeing, GS John Vu hiện là viện trưởng
Viện Công Nghệ Sinh Học ÐH Carnegie Mellon. Ông là dịch giả/tác giả bộ sách
Hành Trình về Phương Ðông, Ðường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Ðỉnh
Tuyết Sơn,… và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.
-------------------------------------------------------------
—English version—
New Idea Opportunity
Many start-up training is focusing on having a “new idea,” but
having an idea is easy, and everybody can come up with a new idea. In my class,
I teach students to find the “Opportunities” based on the needs of customers.
It does not have to be a new idea or even a new invention, but it must SOLVE a
problem to MANY people.
Students often have an idea based on the technology that they
learn in school. They like the technology but often do not pay attention to the
market that determines whether people will buy it or not. I told my students:
“Steve Jobs did not create any new technology, but he understood the needs
(Low-cost computer, convenience music listening device, integrate many things
into one convenient device, etc.) Basically, he took a basic product and made
it better by integrating many things together. (Computer, MP3, camera, mobile
phones.) It is possible to take a simple product, like a cup of coffee, and
make it into a “special experience” like Starbuck. If a product does well in
one place, transport it to another and adjust to the local market. For example,
McDonald sells different types of hamburger in different parts of the world.
You can buy a Curry Hamburger in India, A Kimchi Hamburger in Korea but you
cannot buy it in the U.S. or Europe.
One of the fundamental concepts that I also teach in the
start-tup class is expanding and scaling to capture the market. Apple, Google,
Facebook, and Amazon are not just doing well in the U.S. but keep growing to
many places of the world for more customers. Some of my students started their
company to meet the needs of a local market, then scales the business for
national and even global access. They must learn to think big because an
entrepreneur must keep on expanding to capture bigger market and never be
content. In this highly competitive world, if you stop you will not survive.
For example, Amazon starting as an online book seller but keep expanding into
selling many things and eventually everything. Its success is based on the
ability to let customers buy everything they need in one place.
I always tell students: “To do a start-up, you must focus on the
business success by excellent execution and the quality of the product and
services, rather than the new idea. A simple idea with perfect execution is
better than a new idea without customers. If you want to start a company, focus
on the opportunity first and make sure that you do it well.”