Đầu Tư Y Dược: Chia Sẻ
Của Những Người Nổi Tiếng
Những bài học thành công trên những chặng đường, những giới hạn
của con người nên không thể đi đến cùng khát vọng của chính mình.
Chúng ta cùng lắng
nghe những chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng, đểu thấu hiểu từng bước đi của
ông, những trải nghiệm của ông từ khi khởi nghiệp cho đến khi bán lại toàn bộ Hệ
thống Bệnh viện Hoàn Mỹ cho một tập đoàn y khoa nước ngoài.
Những điều ông đã nói
ra, kể cả những điều chưa được chia sẻ nhưng người nghe có thể suy ngẫm và hiểu
được, sẽ giúp chúng ta trên con đường lập nghiệp, giữ vững sự nghiệp và đi đến
cùng khát vọng của chính mình và tổ chức.
Phần 5: Quản lý tài chính bệnh viện
Phần này
mình rất tâm đắc sự chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng, vì đây là phần trả lời
câu hỏi vì sao Hoàn Mỹ phải M&A bởi nước ngoài. Hoàn Mỹ đã được ghi nhận
trong sự phục vụ cộng đồng và thành công về thương hiệu lan tỏa nhưng đã thất bại
về quản lý tài chính.
Có thể
tóm tắt câu chuyện quản lý tài chính của Hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ dưới thời của
ông trong một câu như sau: SỰ RỦI RO CỦA NIỀM ĐAM MÊ
Qua cuộc
trò chuyện này có các vấn đề chính như sau:
Thứ 1, … nếu tôi có kiến thức về tài chính thì bây giờ Hệ thống Hoàn
Mỹ đã không M&A với nước ngoài … mà Hoàn Mỹ sẽ mua lại hệ thống bệnh viện của
các nước lân cận …
Năm 2009, lãi suất ngân hàng - 4 tỷ/tháng, dòng tiền của 10 hệ
thống không đáp ứng được, dẫn đến khủng hoảng tài chính trong công ty.
Những giải pháp đưa ra là thụ động, tài chính không quản trị được
thì chuyên môn cũng không giữ vững được, khi đó mới nhận thức được rằng vấn đề quản
trị tài chính là then chốt trong quản lý bệnh viện tư nhân
Ước ao xây dựng một thương hiệu y tế mang tầm vóc quốc gia … đã
không đi cuối con đường được, ước ao của tôi, là người Việt Nam, mang thương hiệu
y tế của mình lan tỏa ra các nước trong khu vực … vẫn không thực hiện được.
Thứ 2, công ty không có người quản trị tài chính (CFO) mà chỉ có kế
toán trưởng. Không ai đưa ra những dự báo, những tiên lượng về rủi ro cho công
ty. Do vậy, công ty không biết được cách đầu tư, cách kêu gọi tài chính như thế
nào, lúc nào nên đầu tư và thị trường tài chính như thế nào? Trong khi ông chỉ
có niềm đam mê y tế, đam mê ngành nghề của mình.
Thứ 3, sự lãng mạn, sự đam mê trong nghề nghiệp y khoa thì xã hội ủng
hộ, chỉ có điều mình rút kinh nghiệm trong quản lý bệnh viện tư nhân, nhất là vấn
đề quản trị tài chính.
Bác sĩ khám chữa bệnh, bác sĩ mong có đông bệnh nhân, niềm vui của
bác sĩ là nụ cười của bệnh nhân, nếu bệnh nhân không có tiền trả thì hôm khác tới
trả … Nhưng, khi kinh doanh thì có các định chế tài chính, định chế của ngân
hàng, nếu anh không trả được tiền thì anh mất tài sản và mất cả sự nghiệp!
Sự đam mê
là điều kiện cần nhưng không là tất cả, nên có điểm dừng và không nên tự quản
lý những công việc không phải là sở trường của mình.
Chủ tịch
Hội Đồng Quản trị và CEO phải là người có hiểu biết về tài chính và được tư vấn chuyên sâu về tài chính khi cần thiết.
Mời các
Anh, Chị và các Bạn nghe và xem Phần 5 cuộc phỏng vấn trên FBNC với Bác sĩ Nguyễn
Hữu Tùng, Người sáng lập, nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm CEO của Hệ thống
Bệnh viện Hoàn Mỹ.
Người ghi tóm tắt nội dung
Bs Phùng Thị Hồng Thắm (MBA)
P/S: Phần
chữ nghiêng là lời giới thiệu, ý kiến hoặc câu hỏi của người ghi tóm tắt, không
phải là nội dung trong cuộc phỏng vấn
Bạn
đọc cập nhật thông tin mới tại các địa chỉ:
1. Nhóm Quản Lý Bệnh Viện Tư Nhân Online (HMG)
2. Vietnam Carenet Online (Fanpage)
3. Vietnam Carenet Youtube Channel
1. Nhóm Quản Lý Bệnh Viện Tư Nhân Online (HMG)
2. Vietnam Carenet Online (Fanpage)
3. Vietnam Carenet Youtube Channel
------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------