Từ Ước Mơ đến Hiện Thực
Từ Ý Tưởng đến Sản Phẩm
Từ Mục Tiêu đến Kết Quả
Những vị giáo sư, tiến sĩ (thực sự) sẽ tạo ra các textbook (giáo
khoa) trong trường học (hoặc viện nghiên cứu) dành cho trường học giảng dạy tất
cả sinh viên và phục vụ nghiên cứu. Những người thực hành (hành động thực tế) sẽ
tạo ra case study (tình huống) từ công việc và cuộc đời họ, dành cho những người
muốn làm chủ cuộc đời như mong ước.
Mỗi người đều cần textbook và case study, tùy vào ước muốn và từng
giai đoạn. Mỗi người cũng nên học các case study càng sớm càng tốt của những
người thật, việc thật, nhận được chia sẻ chân thành, điều đó rất có lợi cho sự
nối tiếp liên tục từ mức độ gia đình đến dân tộc. Đối với người Do Thái,
các giáo sĩ là những vị lưu giữ, tích lũy và lan truyền trí tuệ. Trong hàng nghìn
năm tị nạn, họ bị truy sát đến bờ vực thẳm, nhưng người do Thái chưa bao giờ
đánh mất ngôi trường của họ, ngôi trường đó ngay trong gia đình và cộng đồng
người Do Thái. Tôn giáo có nguồn gốc Do Thái
bao gồm Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, … Trong lĩnh vực tài chính và
khoa học, người Do Thái vẫn dẫn đầu, nếu kể cả chủ thuyết cộng sản cũng do người
gốc Do Thái tạo ra, thì, chỉ với một thiểu số, sức ảnh hưởng của người Do Thái
và những gì có nguồn gốc Do Thái quá sức tưởng tượng của phần lớn những dân tộc
trên thế giới cộng lại.
Người Do Thái không thể nào mang đất đai hay tài sản hữu hình
trong mấy nghìn năm bị truy đuổi và tị nạn,
thế nhưng cho đến nay, người Do Thái và những gì có nguồn gốc Do Thái đang quản
trị một phần rất lớn tài sản hữu hình và tâm linh của thế giới. Số phận nghiệt
ngã, dù thế nào, người Do Thái vẫn phải
trường tồn. Về cơ bản họ có đức tin, song song đó, họ luôn mang theo một tài sản
xuyên suốt, đó là trí tuệ, và phần lớn trí tuệ đó được các giáo sĩ tích lũy, lưu
giữ trong các quyển sách để truyền lại. Việc đọc sách là một trong những nhiệm
vụ quan trọng nhất của một người Do Thái, cha mẹ có trách nhiệm truyền tình yêu
sách đến con cái, hướng dẫn con cái đọc sách và thực hành, điều đó được thực
hiện từ rất sớm.
Từng ngày cho công việc từ A đến Z, nhất là từ 0 đến 1, mình
đang ở đâu? Bằng cách nào đó, mình vẫn phải tốn công sức, tâm trí và thời gian,
qua được một giai đoạn tự nhiên thấy nó trở thành nghệ thuật.
Nghệ thuật là gì? Chúng ta dành một vài giờ để nghe ai đó diễn
thuyết, đôi khi không tìm thấy một điều gì đó cần cho mình, dù như thế ta vẫn
tìm kiếm và nghe cho đến khi tìm thấy: ... điều mình cần... thật sự đã đến. Và
có con đường nào ngắn nhất với chi phí tiết kiệm nhất hay không? Câu trả lời vẫn
là Trí Tuệ. Trí Tuệ ở đâu?
“Hãy xin sẽ cho, hãy tìm sẽ gặp, hãy gõ sẽ mở” (Matthew, Tân Ước)
Chúc quý Độc giả một ngày mới tràn đầy năng lượng tích cực!
Saigon, 21/09/2017